Tin tức

Tin tức

Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam xếp vị thứ nhì trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2020 trong các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Nam

23/07/2021

Ngày 21 tháng 7 năm 2021, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị công bố trực tuyến đánh giá kết quả Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số PCI, Chỉ số PAPI, Chỉ số ICT INDEX của Tỉnh và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Tỉnh năm 2020. Tại Hội nghị này, đã công bố Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, Ban, ngành; cơ quan ngành dọc cấp Tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2020. Theo Quyết định này, Sở Tư pháp xếp loại Hoàn thành tốt và xếp thứ nhì trong 20 Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Nam. Để đạt được kết quả nêu trên, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam đã tích cực triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính trong năm 2020, hầu hết các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong các kế hoạch trên đều đạt và sớm hơn tiến độ được giao. Đặc biệt, trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ công chức thuộc thẩm quyền quản lý. Hoạt động tuyên truyền cải cách hành chính được triển khai bằng rất nhiều bài viết chất lượng trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, Công thông tin cải cách hành chính Tỉnh. Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và quản lý của Sở Tư pháp cũng được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, trên Cổng thông tin điện tử; văn bản, chính sách mới liên quan đến thủ tục hành chính được cập nhật kịp thời để công dân biết, tra cứu; kết quả giải quyết thủ tục hành chính (đặc biệt là lý lịch tư pháp) được cập nhật hàng ngày để công dân tiện tra cứu. Việc tuyên truyền về cải cách hành chính còn thông qua các hội nghị giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết ngành... Hoạt động kiểm tra cải cách hành chính cũng đảm bảo theo kế hoạch đề ra; số lượng đơn vị được kiểm tra đảm bảo quy định; kết thúc kiểm tra, Sở Tư pháp có thông báo để các đơn vị tiếp tục khắc phục những hạn chế đã nêu ra. Xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính; Sở Tư pháp đã kịp thời chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở (cấp tỉnh: 133 TTHC, cấp huyện: 33 TTHC và cấp xã: 42 TTHC); xây dựng quy trình nội bộ của 208 thủ tục hành chính; kịp thời trình công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung khi Bộ Tư pháp công bố. Thực hiện công khai 208 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Nghiêm túc thực hiện xin lỗi công dân nếu giải quyết hồ sơ trễ hạn. Đẩy mạnh thực hiện trực tuyến mức độ 3,4 đối với hồ sơ phát sinh nhiều nhất là lý lịch tư pháp. Nhiều sáng kiến đẩy mạnh cải cách hành chính được triển khai như: Phát hành 13.000 Tờ rơi hướng dẫn một số quy định về “Đăng ký hộ tịch trực tuyến, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đăng ký cấp phiếu LLTP trực tuyến mức độ 3, 4; phát hành "Sổ tay nghiệp vụ nuôi con nuôi" gửi cho Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh ký kết Quy chế số 01/QCPH/STP-BHXH ngày 09/3/2020 phối hợp liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam còn thực hiện việc rà soát và đề xuất UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn giải quyết 53 thủ tục hành chính và không ủy quyền 99 thủ tục hành chính. Chủ động đề xuất Chủ tịch UBND Tỉnh giao Sở Tư pháp là đầu mối chủ trì thực hiện rà soát tất cả các nghị quyết của HĐND Tỉnh có liên quan đến cơ chế, chính sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 báo cáo trước HĐND Tỉnh tại kỳ họp thứ 16 HĐND Tỉnh, được HĐND, UBND Tỉnh đánh giá cao./. Văn phòng Sở

Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp về công tác cải cách hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông kiểm tra tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm

29/10/2020

Thực hiện Quyết định số 761/QĐ-BTP ngày 06/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020, Quyết định số 1918/QĐ-BTP ngày 14/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp năm 2020, ngày 28/10/2020, Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm đại diện các đơn vị: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kế hoạch - Tài chính và Cục Công nghệ thông tin, do đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn - Chánh Văn phòng Bộ làm Trưởng Đoàn kiểm tra. Về phía Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có đồng chí Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng và Lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị có liên quan thuộc Cục.

Một số đề xuất nhiệm vụ cải cách thể chế giai đoạn 2021-2030

19/08/2020

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định cải cách thể chế là một trong ba trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 2011-2020, cùng với hai trọng tâm khác là: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Bộ Tư pháp tích cực thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh

13/08/2020

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh (tại Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2017, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh) và Quyết định số 1319/QĐ-BTP ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, qua rà soát, Bộ Tư pháp tổng hợp có 94 điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp cần được cắt giảm và đơn giản hóa.

Một số bất cập, hạn chế về mẫu đơn, tờ khai khi thực hiện thủ tục hành chính về nuôi con nuôi và đề xuất hoàn thiện

13/08/2020

Theo Quyết định số 643/QĐ-BTP ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp, Quyết định số 1008/QĐ-BTP ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về công bố thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp thì có 12 TTHC trong lĩnh vực nuôi con nuôi, trong đó có 03 TTHC về nuôi con nuôi trong nước, 06 TTHC về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và 3 TTHC về tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Trong thành phần hồ sơ của các TTHC đều có yêu cầu mẫu đơn, tờ khai theo quy định

Quy định về đánh giá tác động thủ tục hành chính – bất cập, hạn chế và đề xuất, kiến nghị sửa đổi

13/08/2020

Đánh giá tác động của thủ tục hành chính (TTHC) là việc nghiên cứu, xem xét về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của TTHC cũng như tính các chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi thực hiện TTHC dự kiến ban hành để cân nhắc, lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung TTHC.

Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được toàn ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

13/08/2020

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành đã tích cực xây dựng, hoàn thiện, trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 với tỷ lệ cao đối với 10 dự án Luật, 21 Nghị quyết và cho ý kiến về 06 dự án Luật khác, trong đó, Quốc hội đã thông qua 02 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết và xem xét, cho ý kiến đối với 01 dự án Luật do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, cụ thể như sau:

Kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện cải cách thể chế theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020

12/08/2020

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP theo Kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, trong đó, có việc tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện cải cách thể chế.

Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì vị trí nhóm 3 bộ dẫn đầu Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ

19/05/2020

Ngày 19/5/2020, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tham dự Hội nghị.

04 tháng đầu năm 2020: Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế của Bộ Tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực và đáng chú ý

08/05/2020

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 (Nghị quyêt số 01/NQ-CP năm 2020), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020), Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện 02 Nghị quyết nêu trên với 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gắn với mục tiêu phát triển KTXH. Trong 4 tháng đầu năm 2020, trên cơ sở Chương trình hành động nêu trên, Bộ Tư pháp đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp góp phần phát triển KTXH và đạt được một số kết quả nổi bật sau đây: