Một số suy nghĩ về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng
01/06/2017
Trên diễn đàn Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua đã có nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm... được đề cập trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trước yêu cầu xử lý nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng, giải quyết nhanh bài toán phát mại tài sản, mà thực tế đang gặp nhiều rào cản, vướng mắc, chúng tôi xin có một số ý kiến về vấn đề nêu trên như sau:
Căn cứ cho ly hôn theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
01/06/2017
Ly hôn là một hiện tượng xã hội. Ở Việt Nam, pháp luật mỗi thời kỳ đề cập quy định ly hôn cũng khác nhau. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không giải thích thế nào là ly hôn thì theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì“ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Hoàn thiện chế định bảo lãnh trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
23/05/2017
Thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng bảo lãnh cho thấy, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh sẽ ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh tranh chấp, rủi ro pháp lý cho các bên. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế định bảo lãnh trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 sẽ góp phần phát huy giá trị thực tiễn của biện pháp bảo lãnh trong giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại hiện nay .
Một số vấn đề về tương trợ tư pháp trong trao đổi thông tin LLTP trong thời kỳ hội nhập quốc tế
16/05/2017
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực toàn diện, sâu rộng hiện nay thì vấn đề trao đổi, cung cấp thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế xã hội. Trong xu thế đó, vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự mà cụ thể là công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đã bị tòa án nước ngoài xét xử cũng không nằm ngoài xu thế chung.
Quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và một số kiến nghị
15/05/2017
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 đã tạo lập hành lang pháp lý cần thiết cho việc bảo vệ người tiêu dùng (NTD), xác lập được sự ổn định trong quan hệ giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Từ đó đã hình thành được nền tảng tư duy mới trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD và thiết lập được vị thế các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ, hướng tới mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ NTD.