Thông điệp của Tổng Bí thư nhân ngày “sắp xếp lại giang sơn”
30/06/2025
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự “Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các Quyết định của Trung ương Đảng thành lập Đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương” tại thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với Nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới Nhân dân cả nước. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư:
Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật
18/06/2025
Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.
Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tư pháp địa phương phù hợp với tổ chức CQĐP 02 cấp
15/06/2025
Dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND thuộc UBND xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp đã được lấy ý kiến rộng rãi của UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và thẩm định tại Bộ Tư pháp vào ngày 10/6 vừa qua.
Huấn luyện AI Pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
15/06/2025
Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp ngày 12/6/2025, hệ thống AI Pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - đơn vị vận hành và phát triển AI Pháp luật.
Văn hóa tuân thủ pháp luật ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn và định hướng chính sách
10/06/2025
Trong bối cảnh phát triển chung của các quốc gia hiện đại, pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước mà còn là kết tinh của những giá trị văn hóa và đạo đức, phản ánh trình độ văn minh của một xã hội. Sự vận hành hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tuân thủ từ phía cộng đồng xã hội, chứ không chỉ dừng lại ở nội dung văn bản quy phạm. Từ đó, khái niệm "văn hóa tuân thủ pháp luật" nổi lên như một tầng sâu của đời sống pháp lý, thể hiện không chỉ việc "biết" và "hiểu" luật, mà còn là cách thức xã hội tự giác hành xử trong khuôn khổ pháp luật với nhận thức và trách nhiệm công dân. Đây là minh chứng rõ nét cho mức độ gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng trong một trật tự văn minh.