Yếu tố tác động đến việc triển khai thực hiện Bảng giá đất tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 31/12/2024

Luật Đất đai 2024 đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong quản lý đất đai tại Việt Nam, với trọng tâm là tăng cường phân cấp và trao quyền chủ động cho địa phương, đặc biệt trong việc điều chỉnh và ban hành Bảng giá đất. Đây là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phù hợp giữa chính sách quản lý đất đai với thực tiễn tại từng địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với tính chất đột phá của các quy định mới, giai đoạn triển khai ban đầu đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi. Tác giả thể hiện quan điểm cá nhân trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Vướng mắc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 về công tác đấu giá quyền sử dụng đất 25/12/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024; trong đó nhấn mạnh các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một số vướng mắc như công tác đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất. Trên cơ sở, tác giả triển khai nghiên cứu phân tích các vướng mắc trong triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, tập trung vào công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Thực tiễn cho thấy sự chênh lệch lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá tại nhiều địa phương, gây dư luận tiêu cực và ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản. Nguyên nhân chính bao gồm: quy hoạch đất đai chưa minh bạch, thiếu quỹ đất đấu giá, hành vi đầu cơ, thao túng giá, và bảng giá đất chưa cập nhật kịp thời. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi. Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Áp dụng Luật Đất đai năm 2024: Xử lý đất nông nghiệp hết hạn sử dụng trong thi hành án dân sự 16/12/2024

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 với nhiều quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, việc áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều khó khăn, đặc biệt là về việc xử lý trong trường hợp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực thi pháp luật, đòi hỏi sự thống nhất trong hướng dẫn và thực hiện. Bài viết phân tích các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến về việc xử lý trong trường hợp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự (THADS). Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Vướng mắc khi áp dụng Khoản 1 Điều 46 Luật Đất đai năm 2024 trong hoạt động thi hành án dân sự 29/11/2024

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 với nhiều quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án, việc áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều khó khăn, đặc biệt là về điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực thi pháp luật, đòi hỏi sự thống nhất trong hướng dẫn và thực hiện. Bài viết phân tích các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến về điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự (THADS). Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Điều 16 Luật Đất Đai năm 2024 27/11/2024

Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất cơ bản mà còn là nền tảng văn hóa, xã hội quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam. Với đặc điểm lịch sử, kinh tế và xã hội riêng biệt, đồng bào DTTS thường sinh sống ở vùng miền núi, nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng còn hạn chế và tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của cả nước. Trong bối cảnh đó, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và đảm bảo quyền sử dụng đất cho cộng đồng DTTS, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững và gìn giữ bản sắc văn hóa. Điều 16 Luật Đất đai năm 2024 đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc phân bổ, quản lý đất đai và hỗ trợ các chính sách đặc thù nhằm đảm bảo quyền lợi cho đồng bào DTTS. Cụ thể, Nhà nước cam kết cung cấp đất sản xuất, đất ở và hỗ trợ sinh kế, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và phù hợp với phong tục, tập quán địa phương. Điều này không chỉ thể hiện tinh thần bình đẳng mà còn là giải pháp thiết thực để giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.