Pháp luật và cơ chế về bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài
15/01/2008
Sau hơn 20 năm tổ chức xuất khẩu lao động (XKLĐ), nước ta đã ban hành Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để điều chỉnh vấn đề này và dự kiến sẽ có khoảng 14 văn bản hướng dẫn đạo luật trên. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và cơ chế của Việt Nam về đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cần phải tiếp tục hoàn thiện để phù hợp hơn với luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Xung quanh Dự án Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi): Chưa thống nhất bốn vấn đề lớn
11/01/2008
Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 đang được Tổ Biên tập tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý hoàn thiện trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành và ý kiến của Hội đồng thẩm định. Song, Ban Soạn thảo cho biết, hiện vẫn còn 4 vấn đề có ý kiến khác nhau cần sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ trước khi trình UBTVQH xem xét, ban hành.
Hội thảo về cơ chế bảo vệ người lao động ở nước ngoài.
11/01/2008
Trong 2 ngày (11 và 12/1), tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Dự án Phát triển con người Khu vực Đông Nam Á (SEARCH) của Canada tổ chức Hội thảo về Pháp luật, cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ người lao động ở nước ngoài.
Nhìn lại công tác bán đấu giá tài sản 2007: Môi trường vẫn chưa ổn định
10/01/2008
Nhìn vào kết quả bán đấu giá tài sản của các địa phương cho thấy giá trị tài sản năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn tiềm tàng nguy cơ mất ổn định do hiện nay đang tồn tại nhiều cơ quan cùng thực hiện một chức năng. Bên cạnh đó là bất cập của những quy định pháp luật hiện hành.
Văn bản sai sót là do thiếu cơ chế thẩm định nội bộ
10/01/2008
Một Tổ rà soát văn bản thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm Tổ trưởng vừa được thành lập. Vấn đề đặt ra là tại sao một số văn bản do Bộ Tư pháp ban hành lại chưa phù hợp với quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày, hình thức văn bản và nội dung văn bản. Hôm qua (9/1), phóng viên Báo Pháp luật VN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về vấn đề này.
Nghiệp vụ thanh tra thi hành án dân sự
09/01/2008
Thanh tra, kiểm tra thi hành án dân sự là nhiệm vụ thiết yếu, thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự; thông qua đó phát hiện những khuyết điểm, vi phạm, giúp cho cơ quan thi hành án sửa chữa khắc phục, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời, đảm bảo các bản án, quyết định của toà án được thi hành triệt để, chính xác đầy đủ, đúng pháp luật; giúp cho thủ trưởng cơ quan Thi hành án có biện pháp xử lý kịp thời, đúng mức đối với những vi phạm; uốn nắn, khắc phục những sai sót của thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án; đồng thời phát hiện những điển hình tiên tiến để phổ biến cho các đơn vị học tập. Thanh tra, kiểm tra còn giúp cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định và hướng dẫn kịp thời, thống nhất công tác thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước.
Một vài suy nghĩ về “công vụ” và “dịch vụ công”
09/01/2008
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, một mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính từ 2001-2010 là “các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận”.