Cần xác định đúng đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng 01/02/2015


Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trước đây và nay là Luật Xử lý vi phạm hành chính, về nguyên tắc xử lý hành chính thì cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Vì vậy, việc xác định đối tượng có hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm làm cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vấn đề áp dụng biện pháp tạm giam – Một số vướng mắc bất cập và đề xuất giải pháp 23/01/2015

Trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất và có tầm quan trọng đặc biệt. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) trong việc giải quyết các vụ án, ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, thời gian qua việc áp dụng biện pháp này còn nhiều vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ.

Thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp 22/01/2015

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp, Phiếu Lý lịch tư pháp là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu, có giá trị chứng minh một cá nhân có hay không có án tích (bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án). Vấn đề đặt ra là thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp như thế nào, trong thời gian bao lâu kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì Phiếu Lý lịch tư pháp hết giá trị? Câu hỏi này vẫn là nỗi băn khoăn của cơ quan quản lý nhà nước về công tác Lý lịch tư pháp và của người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.

Tội rửa tiền – những vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện 19/01/2015

Ngày 29/6/2009 tại kỳ họp thứ 5 khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, mà theo đó, “Tội rửa tiền” được quy định tại Điều 251 chính thức được sửa đổi từ “Tội hợp pháp hóa tiền tệ, tài sản do phạm tội mà có” theo Điều 251 BLHS 1999. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm nội luật hóa tương thích với Công ước của Liên Hợp quốc về phòng, chống rửa tiền (Công ước Palermo năm 2000) mà Việt Nam là quốc gia thành viên, tạo cơ sở pháp lý đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này ở nước ta, đồng thời góp phần tích cực cho quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.