Vướng mắc trong việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 và hướng hoàn thiện 25/03/2019

Áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không chỉ nhằm loại bỏ điều kiện vật chất của người đã thực hiện hành vi phạm tội mà còn góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng biện pháp này được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) của Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn nhiều bất cập, chưa có cách hiểu đúng, thống nhất dẫn đến việc tùy nghi áp dụng nên không đạt được mục đích cũng như dẫn đến vi phạm tố tụng khi quyết định áp dụng.

Những điểm mới về họ, hụi, biêu, phường 13/03/2019

Ngày 19 tháng 02 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định về họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ) (Nghị định số 19/2019). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019 và thay thế Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường (Nghị định số 144/2006) . So với Nghị định số 144/2006 thì Nghị định số 19/2019 có những điểm mới quan trọng và cần lưu ý như sau:

Một số quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật 22/02/2019

Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006 là văn kiện pháp lí quốc tế đầu tiên về người khuyết tật. Công ước đã đưa ra cách tiếp cận toàn diện nhất đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền của người khuyết tật, trong đó có quyền được tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Công ước ghi nhận quyền của người khuyết tật và với ý nghĩa họ là người nắm quyền chứ không phải họ được đối xử như là đối tượng từ thiện. Trên cơ sở đó, pháp luật Việt Nam đã tiếp cận và ghi nhận quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật.