Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính
18/04/2020
Đặt vấn đề
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 - sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ). Hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ là một trong các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về mặt khoa học pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể liên quan đến toàn bộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung (quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng), tuy nhiên, về mặt luật thực định, pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thực chất chỉ gói trọn trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.
Tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác THPL về XLVPHC – Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị
10/04/2020
Bài viết đề cập đến những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế trong xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật (THPL) về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương, qua đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần nâng cao hiệu quả THPL về XLVPHC.
Quyền sở hữu - góc nhìn từ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
01/04/2020
Quyền sở hữu là một quyền Hiến định . Đây luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của pháp luật luật dân sự nói riêng và của cả hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Ở khía cạnh quyền sở hữu, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chủ yếu tập trung đề cập đến vấn đề chấm dứt quyền sở hữu. Có thể kể đến một số căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như: Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sung vào ngân sách nhà nước; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu hủy do bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu (và xử lý sau tịch thu) hoặc do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hoặc do đối tượng vi phạm hành chính chủ động thực hiện để xóa dấu vết (tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm)… Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung bình luận những quy định về tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong mối liên hệ với các quy định của pháp luật dân sự để từ đó thấy được, quyền sở hữu là một trong những quyền năng quan trọng nhất của một cá nhân nhưng không phải là một thứ quyền “tuyệt đối” và quyền sở hữu của công dân luôn gắn liền với một chế độ sở hữu nhất định, trong một khuôn khổ pháp luật nhất định.
Xác định thế nào là đã bị xử phạt vi phạm hành chính
24/03/2020
Đặt vấn đề
Thời gian qua, việc xác định thế nào là đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) gặp nhiều vướng mắc, bất cập do các quy định liên quan đến vấn đề này tại Luật hiện hành chưa cụ thể và không thống nhất. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung phân tích những vướng mắc, bất cập, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý có thể nghiên cứu, tham khảo để quy định cụ thể, rõ ràng hơn nội dung này trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính .
Mức phạt tiền trong mối quan hệ giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự
19/03/2020
Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ ba) thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 . Trong đó, Luật XLVPHC quy định phạt tiền là hình thức xử phạt chính và “Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật ngày” . Trong khi đó, khác với Luật XLVPHC, hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung (khi không áp dụng là hình phạt chính). Bài viết tập trung phân tích, làm rõ quy định của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự về phạt tiền và mức phạt tiền, đồng thời chỉ ra mối liên hệ cũng như sự khác nhau trong quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính về mức phạt tiền, qua đó, khẳng định rằng không nhất thiết trong mọi trường hợp mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính phải dưới mức tối thiểu của khung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với hành vi vi phạm hình sự tương ứng.
Áp dụng biện pháp XLHC đối với người dưới 18 tuổi trong mối quan hệ với quy định của BLHS năm 2015
06/03/2020
Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 . Theo quy định của Luật XLVPHC, tùy theo dấu hiệu của hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi (Người chưa thành niên) mà họ sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng. Bài viết tập trung phân tích các quy định của Luật XLVPHC về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm trong mối tương quan, so sánh với quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS) (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật XLVPHC với quy định của BLHS.
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi – Một số vấn đề đặt ra
03/03/2020
Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008). Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 đã dành một chương (chương IV) quy định về cai nghiện ma túy, trong đó có quy định về người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (trong đó có sự so sánh với quy định của pháp luật đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên), thực tiễn thi hành pháp luật thời gian qua đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và một số vấn đề đặt ra trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật đối với đối tượng này.