Bản chính: Hiểu thế nào cho đúng 06/08/2012

Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được Chính phủ ban hành ngày 18/5/2007, trong đó quy định: Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. Thông tư số 03/2008/TT-BTP về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP được Bộ Tư pháp ban hành vào ngày 25/8/2008 lại quy định: “Bản chính” quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP bao gồm: Bản chính cấp lần đầu; Bản chính cấp lại; Bản chính đăng ký lại. Thực tế có những quy định này đã phát sinh bất cập như ví dụ sau:

Các nguyên tắc khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 01/08/2012

Dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rõ những nguyên tắc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhưng những nguyên tắc đó chỉ mới nhấn mạnh về tính chất kỹ thuật của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà chưa chú ý đến các khía cạnh khác của hoạt động này. Việc xác định các nguyên tắc xây dựng pháp luật phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan, từ đường lối chính trị của đất nước vừa xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật để đảm bảo việc thể hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước, nhân dân trong các qui định pháp luật.

Vướng mắc thẩm quyền ký giấy tờ hộ tịch 25/07/2012

Theo khoản 2 Điều 15, khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 27, khoản 2 Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì khi công dân yêu cầu đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, đăng ký nhận cha mẹ con, thay đổi cải chính hộ tịch ... thì Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cấp huyện (đối với trường hợp cấp lại bản chính khai sinh, thay đổi cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên...) ký và cấp cho công dân 01 bản chính. Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực cũng quy định đích danh là Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cấp huyện ký và cấp bản chính các giấy tờ hộ tịch cho công dân.

Vai trò của phản biện xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật 18/07/2012

Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật được xem là sự đánh giá về tính hợp lý, sự chính đáng, đúng đắn của một chính sách hay quy định pháp luật của nhà nước dưới góc độ lợi ích của toàn xã hội hay một nhóm xã hội nào đó. Nhận thức được vai trò to lớn đó của phản biện xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hiện hành đã quy định rõ quyền của các cá nhân, tổ chức trong việc tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản QPPL. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo văn bản QPPL phải đăng tải trên trang điện tử của cơ quan mình [1. Đây là một trong những “kênh” để phản biện đối với các dự thảo văn bản. Nếu làm tốt các hoạt động này thì chất lượng xây dựng văn bản QPPL sẽ ngày một tốt hơn.

Ưu tiên trong thi tuyển viên chức: Nhiều bất cập 12/07/2012

Theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (Nghị định số 29), từ 1/6/2012, con bệnh binh sẽ không được ưu tiên trong thi tuyển viên chức. Ngoài ra, con liệt sĩ, con thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh chỉ được ưu tiên trong một số trường hợp chứ không được cộng 30 điểm như đã quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu rà soát các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quy định này sẽ thấy sự thiếu thống nhất, thậm chí không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Phải chăng đây là lỗ hổng pháp lý khi xây dựng văn bản pháp luật và là quy định thiếu tính công bằng?.

Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý trong văn bản quy phạm pháp luật 04/07/2012

Chất lượng của một văn bản quy phạm pháp luật được xem xét qua tính hợp pháp và tính hợp lý. Đó là hai tiêu chuẩn đánh giá văn bản quy phạm pháp luật ở hai góc độ khác nhau, tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, thống nhất và bổ trợ cho nhau.