Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành
22/07/2019
Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong phạm vi bài viết này tác giả tập trung phân tích việc định tội danh đối với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành.
Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018
22/07/2019
1. Điểm số chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của các nước theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới 2018
Trong những năm vừa qua và năm 2018, việc đánh giá chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ dựa trên chỉ tiêu bắt nguồn từ những câu hỏi có liên quan trong khảo sát ý kiến lãnh đạo doanh nghiệp, đó là những nhà quản lý cấp cao và tầm trung của các doanh nghiệp, một nửa trong số đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nửa còn lại là những công ty lớn có trên 250 lao động. Cơ cấu mẫu khảo sát về lĩnh vực kinh doanh cũng phải phản ánh được cơ cấu đóng góp của các lĩnh vực đó vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Một số vấn đề cần trao đổi liên quan đến cơ chế giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ở việt nam hiện nay
16/07/2019
Sau gần 05 năm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, công tác xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội, công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống. Bên cạnh những nội dung quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính một cách chính xác, đúng các nguyên tắc xử lý theo quy định thì Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết thi hành có một số nội dung mà cách hiểu, cách áp dụng chưa được thống nhất hoặc chưa được sự đồng thuận cao trong quá trình tác nghiệp của các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy định của pháp luật không rõ ràng, cụ thể nên đã gây khó khăn cho việc thực hiện, trong đó có nội dung về ủy quyền, giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.