Hoạt động giám sát năm 2010: Cần tập trung vấn đề lao động Việt Nam ở nước ngoài 01/10/2009

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 30/9 phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2010. Trước đó, Thường vụ đã cho ý kiến về Dự án Luật Dân quân tự vệ.

Luật Bảo hiểm y tế chính thức được triển khai toàn quốc: Khi người bệnh cùng “gánh”... 30/09/2009

Từ 1/10/2009, thay vì được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh như trước đây, người bệnh sẽ phải đóng góp hơn từ 5-20%, khi Luật Bảo hiểm y tế chính thức được áp dụng thay thế các quy định cũ.

“Nhầm lẫn” theo Bộ luật Dân sự 2005: Xuất hiện không ít bất cập 30/09/2009

Chế định “nhầm lẫn” chính thức xuất hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự (hết hiệu lực năm 1996), tiếp đến là Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 (hết hiệu lực năm 2006) và hiện nay là BLDS năm 2005. So với Pháp lệnh hợp đồng dân sự và BLDS 1995 về nhẫm lẫn, BLDS 2005 đã có sự sửa đổi. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng chế định này lại gây nên một số bất cập về khái niệm nhầm lẫn, nguyên nhân gây nhầm lẫn… rất cần phải sửa đổi trong thời gian tới.

Góp ý xây dựng Luật Thủ đô: Nên có mục riêng về quy hoạch 30/09/2009

Tại buổi họp góp ý cho dự án Luật Thủ đô mới đây, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội kiến nghị nên xây dựng một mục riêng về quy hoạch nhằm khắc phục khuyết điểm lớn của Pháp lệnh Thủ đô hiện hành vốn chỉ có một điều khoản.

Hợp đồng Thương mại Quốc tế -  Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm 28/09/2009

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ... Sau đây là nội dung Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, một trong những loại Hợp đồng thương mại quốc tế thường gặp có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm một số nước về Luật Viễn thông 25/09/2009

Hoàn thiện pháp luật về viễn thông theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định trong lĩnh vực này, đồng thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, thông lệ quốc tế và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng Luật Viễn thông. Để góp phần thực hiện nguyên tắc đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực này là rất cần thiết. Sau đây là một số mô hình quản lý trong lĩnh vực viễn thông tại một số quốc gia có ngành viễn thông phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thực thi Luật Cạnh tranh: 4 năm mới xử lý… 1 vụ 23/09/2009

Mặc dù đã có hiệu lực hơn 4 năm nhưng nhận thức, hiểu biết về Luật Cạnh tranh (được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức được thi hành ngày 01/7/2005) của cộng đồng doanh nghiệp lại rất hạn hẹp và việc chỉ có một vụ điều tra, xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tìm hiểu quyền của người phụ nữ trong công ước CEDAW 22/09/2009

CEDAW là tên viết tắt của “Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women). Đây là văn kiện quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ và xây dựng một chương trình hành động nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ.