Luận bàn về quyền cá biệt hóa chủ thể của cá nhân trong pháp luật dân sự hiện hành 27/11/2019

Quyền cá biệt hóa chủ thể là các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành. Các quyền đó gồm: Quyền có họ tên; Quyền thay đổi họ; Quyền thay đổi tên; Quyền xác định, xác định lại dân tộc; Quyền được khai sinh, khai tử; Quyền đối với quốc tịch; Quyền xác định lại giới tính; Quyền chuyển đổi giới tính.

Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật ở VN hiện nay 21/11/2019

Thi hành pháp luật nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống là giai đoạn tiếp nối của xây dựng pháp luật, là chức năng đặc trưng, xuyên suốt của các cơ quan hành chính nhà nước và là yếu tố quyết định vận hành thông suốt hệ thống pháp luật hướng tới quản trị quốc gia tốt trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

Kinh tế chia sẻ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số vấn đề pháp lý 21/11/2019

Trong vài năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một thời đại “công nghệ số” đã hình thành, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực đời sống trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Dựa trên kinh tế nền tảng, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số, trong đó có mô hình kinh doanh mới gần gũi và phổ biến nhất là mô hình kinh tế chia sẻ.

Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nay 14/11/2019

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay, nguồn vốn mà các cá nhân, tổ chức huy động để thực hiện sản xuất, kinh doanh…chủ yếu được thực hiện từ các tổ chức tín dụng. Vì thế, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điểm mấu chốt để đảm báo tính công khai, khách quan, minh bạch của việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thì việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, vì vậy cần phải có những giải pháp để hoàn thiện quy định này.

Điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam theo đánh giá của WEF năm 2018-2019 08/11/2019

Bài viết tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của Việt Nam năm 2018-2019, đồng thời, có sự so sánh, phân tích điểm số và thứ hạng của các chỉ số thành phần thuộc trụ cột thể chế cũng như điểm số và thứ hạng trụ cột thể chế của năm 2019 so với năm 2018 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Đồng thời, có sự so sánh kết quả đạt được của một số chỉ số thuộc trụ cột thể chế mà Nghị quyết số 02/NQ-CP đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng với đánh giá của WEF năm 2019.