Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đang đi về đâu?
02/06/2016
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Luật ATTP) đã chuyển hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.
Những quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 về khởi tố, hỏi cung bị can, đối chất và nhận dạng
01/06/2016
Khởi tố bị can, hỏi cung bị can là hoạt động tố tụng hình sự bắt buộc của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Khởi tố bị can đánh dấu sự kiện pháp lý quan trọng, xác định tư cách tham gia tố tụng của một người hoặc của một pháp nhân thương mại và đồng thời có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế về quyền của con người, quyền của pháp nhân thương mại. Khởi tố bị can, hỏi cung bị can có ý nghĩa rất to lớn trong việc thu thập chứng cứ chứng minh, có hành vi phạm tội xảy ra hay không? vào thời gian, địa điểm, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội.
Chế tài pháp lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại
30/05/2016
Quảng cáo là một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp và là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Do tính chất nhạy cảm của mình, hoạt động quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo thương mại cũng đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất cao. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, tuy nhiên việc áp dụng các chế tài pháp lý đối với các hành vi này vẫn còn có nhiều bất cập.