Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế 18/04/2019

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật ra đời từ rất sớm và đã trở thành một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa các nước là không hoàn toàn giống nhau, vì vậy, tình trạng xung đột pháp luật về vấn đề này như là một tất yếu khách quan. Để giải quyết được những xung đột pháp luật đó, đòi hỏi ngành Luật Tư pháp quốc tế của mỗi quốc gia cần phải có hướng đi cụ thể và kịp thời, nắm bắt kịp được với xu thế hội nhập toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt 10/04/2019

Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ ba) thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014[1]. Trong đó, một trong những quy định được Luật XLVPHC “luật hóa” là nội dung về quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục kịp thời được tháo gỡ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự 09/04/2019

Con người luôn là trung tâm, là mục tiêu hướng đến đầu tiên của quá trình phát triển, do đó, song song với việc phát triển về mọi mặt của xã hội thì vấn đề con người cũng ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. Tương tự các quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến yếu tố con người, theo đó, ghi nhận các quyền con người bao gồm: quyền về kinh tế, quyền về chính trị, quyền về dân sự,... trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những bộ phận quan trọng của quyền dân sự và được cụ thể hóa tại các Bộ luật dân sự đó là quyền nhân thân của cá nhân.

Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự 01/04/2019

Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Điều này đã được minh chứng bởi từ pháp luật của xã hội phong kiến đến nay, thừa kế luôn được các nhà làm luật cân nhắc, xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp tuỳ từng thời kỳ của xã hội. Đến nay, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được xem là văn bản pháp luật quy định khá chi tiết, cụ thể và đầy đủ về chế định thừa kế, theo đó thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật của công dân được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những quy định này trên thực tế cũng như trong việc giải quyết tranh chấp trong thừa kế vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định và thừa kế thế vị là một trong những trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật.