Một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước ASEAN

19/05/2020
Bài viết tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng của một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh (NLCT) của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2019, đồng thời có sự phân tích, đánh giá thực trạng điểm số và thứ hạng của các chỉ số, nhóm chỉ số này của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
1. Chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020
Ngày 01/01/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao NLCT quốc gia năm 2020. Trong đó, năm 2020 Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cải thiện thứ bậc trên các bảng xếp hạng về NLCT theo xếp hạng GCI 4.0 của WEF lên 5 bậc. Để cải thiện NLCT theo GCI 4.0 trong năm 2020 với mục tiêu đề ra nâng xếp hạng lên 5 bậc, Nghị quyết số 02/NQ-CP đã đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải thiện 6 chỉ số, nhóm chỉ số sau đây:
Một là, cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (Burden of government regulation)[1] (B1).
Hai là, nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (Quality of land administration)[2] (B3) lên từ 5- 7 bậc.
Ba là, nâng xếp hạng nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin[3] (ICT adoption) (B5) lên từ 2 – 3 bậc.
Bốn là, nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề[4] (Quality of vocational training) (B6) lên từ 5-10 bậc.
Năm là, nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (Growth of innovative companies)[5] (B9) lên từ 3-5 bậc.
Sáu là, nâng xếp hạng chỉ số Công ty có ý tưởng sáng tạo mới đột phá (Companies embracing disruptive ideas)[6] (B10) lên từ 2-3 bậc.
2. Điểm số và thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019
Trên cơ sở mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đề ra trong năm 2020 về cải thiện thứ bậc của Việt Nam trên các bảng xếp hạng về NLCT theo xếp hạng GCI 4.0 của WEF gắn với việc cải thiện điểm số, duy trì, nâng xếp hạng các chỉ số, nhóm chỉ số B1, B3, B5, B6, B9, B10 như đã nêu tại mục 1 bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN, góp phần cải thiện NLCT theo GCI 4.0 theo đánh giá của WEF năm 2019. Theo Báo cáo NLCT toàn cầu 2019 (The global Competitiveness Report 2019) được phát hành ngày 08/10/2019 của WEF[7], năm 2019, 06 chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện NLCT của Việt Nam và các nước ASEAN (những chỉ số, nhóm chỉ số được đề cập trong Nghị quyết của Chính phủ năm 2019 và 2020) đạt được kết quả cụ thể như sau:
2.1. Điểm số và thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (B1)
(1) Brunay: Chỉ số B1 đạt 3.3/7, tương ứng với số điểm 38.9/100, xếp thứ 83/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(2) Campuchia: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 42.7/100, xếp thứ 66/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(3) Indonesia: Chỉ số B1 đạt 4.0/7, tương ứng với số điểm 50.8/100, xếp thứ 29/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(4) CHDCND Lào: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 43.8/100, xếp thứ 63/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(5) Malaysia: Chỉ số B1 đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.7/100, xếp thứ 5/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(6) Philippin: Chỉ số B1 đạt 3.0/7, tương ứng với số điểm 33.2/100, xếp thứ 103/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(7) Singapore: Chỉ số B1 đạt 5.5/7, tương ứng với số điểm 74.4/100, xếp thứ 1/141 quốc gia cũng như đứng đầu các nước ASEAN được WEF đánh giá.
(8) Thái Lan: Chỉ số B1 đạt 3.7/7, tương ứng với số điểm 45.8/100, xếp thứ 50/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(9) Việt Nam: Chỉ số B1 đạt 3.4/7, tương ứng với số điểm 39.8/100, xếp thứ 79/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.

2.2. Điểm số và thứ hạng Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3)
          (1) Brunay: Chỉ số B3 đạt 18.0/30, tương ứng với số điểm 60.0/100, xếp thứ 55/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (2) Campuchia: Chỉ số B3 đạt 7.5/30, tương ứng với số điểm 25.0/100, xếp thứ 118/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (3) Indonesia: Chỉ số B3 đạt 14.5/30, tương ứng với số điểm 48.3/100, xếp thứ 76/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (4) CHDCND Lào: Chỉ số B3 đạt 10.5/30, tương ứng với số điểm 35.0/100, xếp thứ 98/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (5) Malaysia: Chỉ số B3 đạt 27.5/30, tương ứng với số điểm 91.7/100, xếp thứ 6/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (6) Philippin: Chỉ số B3 đạt 12.5/30, tương ứng với số điểm 41.7/100, xếp thứ 91/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (7) Singapore: Chỉ số B3 đạt 28.5/30, tương ứng với số điểm 95.0/100, xếp thứ 1/141 quốc gia cũng như đứng đầu các nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (8) Thái Lan: Chỉ số B3 đạt 19.0/30, tương ứng với số điểm 63.3/100, xếp thứ 51/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (9) Việt Nam: Chỉ số B3 đạt 14.0/30, tương ứng với số điểm 46.7/100, xếp thứ 80/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
             2.3. Điểm số và thứ hạng Nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin (B5)
          (1) Brunay: Nhóm chỉ số B5 đạt 75.4/100, xếp thứ 26/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (2) Campuchia: Nhóm chỉ số B5 đạt 55.4/100, xếp thứ 71/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (3) Indonesia: Nhóm chỉ số B5 đạt 55.4/100, xếp thứ 72/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (4) Lào: Nhóm chỉ số B5 đạt 44.2/100, xếp thứ 102/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (5) Malaysia: Nhóm chỉ số B5 đạt 71.6/100, xếp thứ 33/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (6) Philippin: Nhóm chỉ số B5 đạt 49.7/100, xếp thứ 88/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (7) Singapore: Nhóm chỉ số B5 đạt 87.1/100, xếp thứ 5/141 quốc gia và xếp thứ 1/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (8) Thái Lan: Nhóm chỉ số B5 đạt 60.1/100, xếp thứ 62/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (9) Việt Nam: Nhóm chỉ số B5 đạt 69.0/100, xếp thứ 41/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.

          2.4. Điểm số và thứ hạng Nhóm chỉ số Chất lượng đào tạo nghề (B6)
          (1) Brunay: Chỉ số B6 đạt 4.5/7, tương ứng với số điểm 57.7/100, xếp thứ 49/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (2) Campuchia: Chỉ số B6 đạt 3.5/7, tương ứng với số điểm 42.1/100, xếp thứ 112/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (3) Indonesia: Chỉ số B6 đạt 4.6/7, tương ứng với số điểm 60.1/100, xếp thứ 37/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (4) Lào: Chỉ số B6 đạt 3.7/7, tương ứng với số điểm 45.7/100, xếp thứ 97/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
           (5) Malaysia: Chỉ số B6 đạt 5.1/7, tương ứng với số điểm 68.1/100, xếp thứ 12/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (6) Philippin: Chỉ số B6 đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 62.4/100, xếp thứ 29/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(7) Singapore: Chỉ số B6 đạt 5.4/7, tương ứng với số điểm 73.3/100, xếp thứ 6/141 quốc gia và xếp thứ 1/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(8) Thái Lan: Chỉ số B6 đạt 4.1/7, tương ứng với số điểm 51.6/100, xếp thứ 74/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (9) Việt Nam: Chỉ số B6 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 44.0/100,  xếp thứ 102/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.

2.5. Điểm số và thứ hạng Chỉ số tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (B9)
(1) Brunay: Chỉ số B9 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 43.3/100, xếp thứ 106/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (2) Campuchia: Chỉ số B9 đạt 4.3/7, tương ứng với số điểm 55.6/100, xếp thứ 46/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (3) Indonesia: Chỉ số B9 đạt 4.8/7, tương ứng với số điểm 63.8/100, xếp thứ 22/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (4) Lào: Chỉ số B9 đạt 4.0/7, tương ứng với số điểm 52.1/100, xếp thứ 65/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (5) Malaysia: Chỉ số B9 đạt 5.2/7, tương ứng với số điểm 69.8/100, xếp thứ 6/141 quốc gia và xếp thứ 1/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (6) Philippin: Chỉ số B9 đạt 4.9/7, tương ứng với số điểm 65.2/100, xếp thứ 20/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (7) Singapore: Chỉ số B9 đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.3/100, xếp thứ 14/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (8) Thái Lan: Chỉ số B9 đạt 4.6/7, tương ứng với số điểm 59.3/100, xếp thứ 35/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(9) Việt Nam: Chỉ số B9 đạt 4.1/7, tương ứng với số điểm 51.5/100, xếp thứ 68/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.

  2.6. Điểm số và thứ hạng Chỉ số Công ty có ý tưởng sáng tạo mới đột phá (B10)
(1) Brunay: Chỉ số B10 đạt 3.5/7, tương ứng với số điểm 41.3/100, xếp thứ 86/141 quốc gia và xếp thứ 9/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (2) Campuchia: Chỉ số B10 đạt 3.7/7, tương ứng với số điểm 45.7/100, xếp thứ 60/141 quốc gia và xếp thứ 8/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (3) Indonesia: Chỉ số B10 đạt 4.3/7, tương ứng với số điểm 55.5/100, xếp thứ 20/141 quốc gia và xếp thứ 4/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (4) Lào: Chỉ số B10 đạt 3.8/7, tương ứng với số điểm 47.4/100, xếp thứ 52/141 quốc gia và xếp thứ 7/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (5) Malaysia: Chỉ số B10 đạt 5.1/7, tương ứng với số điểm 68.0/100, xếp thứ 3/141 quốc gia và xếp thứ 1/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (6) Philippin: Chỉ số B10 đạt 4.7/7, tương ứng với số điểm 61.6/100, xếp thứ 10/141 quốc gia và xếp thứ 2/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (7) Singapore: Chỉ số B10 đạt 4.6/7, tương ứng với số điểm 59.6/100, xếp thứ 13/141 quốc gia và xếp thứ 3/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
          (8) Thái Lan: Chỉ số B10 đạt 4.1/7, tương ứng với số điểm 51.7/100, xếp thứ 32/141 quốc gia và xếp thứ 5/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.
(9) Việt Nam: Chỉ số B10 đạt 4.0/7, tương ứng với số điểm 50.3/100, xếp thứ 39/141 quốc gia và xếp thứ 6/9 nước ASEAN được WEF đánh giá.


3. Nhận xét, đánh giá về các chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2019
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về điểm số và thứ hạng của các chỉ số, nhóm chỉ số B1, B3, B5, B6, B9 và B10 – là những chỉ số góp phần cải thiện NLCT của Việt Nam và các nước ASEAN theo GCI 4.0 năm 2019 theo đánh giá của WEF, tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, các quốc gia ASEAN như Singapore và Malaysia là những quốc gia có một số các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí thứ hạng rất cao so với các quốc gia khác trên thế giới và phần lớn là đứng đầu hoặc đứng vị trí thứ hai hoặc thứ ba trong các nước ASEAN về các chỉ số, nhóm chỉ số B1,B3, B5, B6, B9 và B10, cụ thể:
- Singapore đứng vị trí số 1 so với các quốc gia trên thế giới và đứng đầu các nước ASEAN được WEF khảo sát về các chỉ số B1, B3 (xếp thứ hạng 01/141 quốc gia). Đứng sau Singapore là Malaysia (xếp vị trí thứ hai so với các nước ASEAN) về các chỉ số này: Chỉ số B1 của Malaysia xếp thứ 5/141 quốc gia; Chỉ số B3 của Malaysia xếp thứ 6/141 quốc gia.
- Singapore là một trong 10 quốc gia có chỉ số, nhóm chỉ số B5, B6 xếp thứ hạng cao và đứng đầu các nước ASEAN về các chỉ số này: Nhóm chỉ số B5 xếp thứ 5/141 quốc gia; Chỉ số B6 xếp thứ 6/141 quốc gia. Sau Singapore là Malaysia với nhóm chỉ số B5 xếp thứ 3 và chỉ số B6 xếp vị trí thứ hai trong các nước ASEAN.
- Malaysia đứng đầu các nước ASEAN về xếp thứ hạng liên quan đến chỉ số B9, B10. Sau Malaysia, Singapore là quốc gia đứng vị trí thứ 2, thứ 3 so với các nước ASEAN: Chỉ số B9, xếp thứ 14/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 2/9 nước ASEAN. Chỉ số B10, xếp thứ 13/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 3/9 nước ASEAN.
Thứ hai, một số các nước ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng tương đối đồng đều so với các nước ASEAN khác như Indonesia (trừ nhóm chỉ số B5, xếp thứ 7/9 nước ASEAN) hay Thái Lan:
- Indonesia có Chỉ số B1 xếp thứ 3/9 nước ASEAN; có các chỉ số B6, B9, B10 xếp thứ 4/9 nước ASEAN; chỉ số B3 xếp thứ 5/9 nước ASEAN.
- Thái Lan có Chỉ số B3 xếp thứ 3/9 nước ASEAN; Chỉ số B1 xếp thứ 4/9 nước ASEAN; các chỉ số, nhóm chỉ số B5, B9, B10 xếp thứ 5/9 nước ASEAN và chỉ số B6 xếp thứ 6/9 nước ASEAN.
Thứ ba, một số các nước ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng không đồng đều, trong đó có nhiều chỉ số có vị trí xếp thứ hạng tương đối cao, bên cạnh đó, còn nhiều chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng rất thấp (thậm chí thấp nhất trong các nước ASEAN), cụ thể:
- Brunay có nhóm chỉ số B5 xếp thứ 02/9 nước ASEAN; Chỉ số B3 xếp thứ 4/9 nước ASEAN; Chỉ số B6 xếp thứ 5/9 nước ASEAN; Chỉ số B1 xếp thứ 8/9 nước ASEAN; 02 chỉ số B9 và B10 xếp thứ 9/9 nước ASEAN.
- Philippin có chỉ số B10 xếp thứ 2/9 nước ASEAN; 02 chỉ số B6 và B9 xếp thứ 3/9 nước ASEAN; Chỉ số B3 xếp thứ 7/9 nước ASEAN; Nhóm chỉ số B5 xếp thứ 8/9 nước ASEAN; Chỉ số B1 xếp thứ 9/9 nước ASEAN.
Thứ tư, một số các nước ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số xếp vị trí thứ hạng rất thấp so với các nước khác trong ASEAN như Campuchia và Lào, cụ thể:
- Campuchia có 03 chỉ số B1, B5 và B9 xếp thứ 6/9 nước ASEAN; Chỉ số B10 xếp thứ 8/9 nước ASEAN và chỉ số B3 và B6 xếp thứ 9/9 nước ASEAN.
- Lào có chỉ số B1xếp thứ 5/9 nước ASEAN; Chỉ số B6, B9, B10  xếp thứ 7/9 nước ASEAN; Chỉ số B3 xếp thứ 8/9 nước ASEAN; Chỉ số B5 xếp thứ 9/9 nước ASEAN.
Thứ năm, Việt Nam là quốc gia có vị trí xếp thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số tương đối thấp so với các nước ASEAN, trừ nhóm chỉ số B5, xếp thứ 4/9 nước ASEAN. Các chỉ số còn lại đều ở vị trí tương đối thấp: Có 02 chỉ số B3 và B10 xếp thứ 6/9 nước ASEAN; Chỉ số B1 xếp thứ 7/9 nước ASEAN; Chỉ số B6, B9 xếp thứ 8/9 nước ASEAN.
Các chỉ số, nhóm chỉ số B1, B3, B5, B6, B9 và B10 nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện NLCT của Việt Nam cũng như các nước ASEAN (Năm 2019, xếp hạng NLCT của Việt Nam và các nước ASEAN được WEF đánh giá như sau: (i) Singapore, xếp vị trí số 01/141 quốc gia; (ii) Malaysia, xếp thứ   27/141 quốc gia; (iii)  Thái Lan, xếp thứ 40/141 quốc gia; (iv) Indonesia, xếp thứ  50/141 quốc gia; (v) Brunay, xếp thứ 56/141 quốc gia; (vi) Philippin, xếp thứ  64/141 quốc gia; (vii) Việt Nam, xếp thứ  67/141 quốc gia; (viii) Campuchia, xếp thứ 106/141 quốc gia; (ix) Lào, xếp thứ 113/141 quốc gia).
 
 4. Kết luận
Qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá của WEF về các chỉ số, nhóm chỉ số B1, B3, B5, B6, B9 và B10  - là những chỉ số góp phần quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như các nước ASEAN, tác giả thấy rằng, trong các nước ASEAN, có những nước có một số các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí thứ hạng rất cao so với các quốc gia trên thế giới và phần lớn là đứng đầu hoặc đứng vị trí thứ hai hoặc thứ ba trong các nước ASEAN về các chỉ số, nhóm chỉ số. Một số các nước ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng tương đối đồng đều so với các nước khác trong ASEAN. Ngược lại, một số các nước ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng không đồng đều, trong đó có nhiều chỉ số có vị trí xếp thứ hạng tương đối cao,đồng thời, còn nhiều chỉ số, nhóm chỉ số có vị trí xếp thứ hạng rất thấp. Bên cạnh đó, một số các quốc gia ASEAN có các chỉ số, nhóm chỉ số xếp vị trí thứ hạng rất thấp so với các nước khác trong ASEAN.
Với kết quả điểm số và vị trí thứ hạng của từng chỉ số, nhóm chỉ số cũng như thứ hạng về năng lực cạnh tranh đã đạt được trong năm 2019, tác giả cho rằng trong năm 2020, từng nước ASEAN rõ ràng là sẽ đặt ra rất nhiều những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể khác nhau để nhằm tiếp tục duy trì hoặc cải thiện điểm số và vị trí xếp thứ hạng của từng chỉ số, nhóm chỉ số cũng như vị trí xếp thứ hạng về NLCT của quốc gia mình.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, đối với các nước có điểm số và vị trí xếp thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số còn thấp hoặc rất thấp, cần tăng cường công tác giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm của các nước nói chung và các nước trong khối ASEAN nói riêng, là những nước có điểm số và vị trí xếp thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số cao, qua đó, nghiên cứu, có thể vận dụng phù hợp và thực hiện có hiệu quả trong việc cải thiện điểm số, duy trì và nâng cao thứ hạng các chỉ số, nhóm chỉ số, góp phần cải thiện NLCT của quốc gia mình./.
Ths. Nguyễn Thị Minh Phương, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
 
[1] Thuộc trụ cột thể chế (Trụ cột 1, GCI 4.0).
[2] Thuộc trụ cột thể chế (Trụ cột 1, GCI 4.0).
[3] Thuộc trụ cột 3, GCI 4.0.
[4] Thuộc trụ cột kỹ năng (Trụ cột 6, GCI 4.0).
[5] Thuộc trụ cột mức độ năng động trong kinh doanh (Trụ cột 11, GCI 4.0).
[6] Thuộc trụ cột mức độ năng động trong kinh doanh (Trụ cột 11, GCI 4.0).
[7] Xem: World Economic Forum (2019), “The Global Competitiveness Report 2019”, retrieved from http://www3.weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport2019.pdf, truy cập ngày 09/10/2019.