Một số vấn đề cần trao đổi liên quan đến cơ chế giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ở việt nam hiện nay 16/07/2019

Sau gần 05 năm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, công tác xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội, công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống. Bên cạnh những nội dung quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính một cách chính xác, đúng các nguyên tắc xử lý theo quy định thì Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định chi tiết thi hành có một số nội dung mà cách hiểu, cách áp dụng chưa được thống nhất hoặc chưa được sự đồng thuận cao trong quá trình tác nghiệp của các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy định của pháp luật không rõ ràng, cụ thể nên đã gây khó khăn cho việc thực hiện, trong đó có nội dung về ủy quyền, giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Xem xét, quyết định áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC 06/07/2019

Xem xét, quyết định áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những công việc quan trọng mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) phải thực hiện khi tiến hành các thủ tục xử phạt VPHC. Việc không áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng không đúng, không đầy đủ, không kịp thời đối với hành vi VPHC là những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) . Trường hợp ban hành quyết định xử phạt VPHC mà áp dụng không đúng, không đầy đủ các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, người đã ban hành quyết định xử phạt VPHC phải hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần nội dung quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ). Đồng thời, người đã ban hành quyết định xử phạt VPHC và người đã tham mưu ban hành quyết định có sai sót thể bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 13, Điều 16 Luật XLVPHC và Điều 6đ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).

Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm 03/07/2019

Trong khoa học pháp lý, dựa vào các dấu hiệu cấu thành, có thể dễ dàng phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với một số hành vi cụ thể, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm rất mong manh, khó xác định. Nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này thì rất dễ dẫn đến trường hợp hình sự hóa hành chính hay hành chính hóa hình sự.