Thu hút và giữ chân người tài - một vài trăn trở và kiến nghị
15/11/2010
Cho đến nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhân tài - người tài, trong từng quốc gia, từng ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất nhân tài là những người có tri thức, học thức, có năng lực, tư cách, có thể tiến hành lao động sáng tạo, có khả năng làm việc hiệu quả, có thể đóng góp, cống hiến, và ảnh hưởng nhất định cho sự phát triển kinh tế và xã hội của từng quốc gia hay sự phát triển của từng ngành nghề, lĩnh vực.
Vai trò của Bộ Tư pháp đối với các điều ước quốc tế về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
10/11/2010
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nước ta đã ra khỏi nhóm các nước chậm phát triển có mức thu nhập thấp và trở thành nước thu nhập trung bình thấp (MIC). Theo tập quán tài trợ phát triển quốc tế, các nước đang phát triển đạt mức thu nhập trung bình thường nhận được lượng vốn ODA (vốn ODA không hoàn lại và ODA vốn vay) ít hơn so với các nước có thu nhập thấp, song lại được tiếp cận đến các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ(1).
Một số ý kiến về đạo đức hành nghề công chứng
01/11/2010
Để lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, trong thời gian vừa qua Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm Dự thảo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
Một số kinh nghiệm sau đợt thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng tại thành phố Đà Nẵng
27/10/2010
Trong thực tế cuộc sống, giao dịch dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình là phổ biến nhưng rất đa dạng phong phú, phức tạp và liên quan đến rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ khác nhau...Do đó, công chứng viên phải là “Thẩm phán phòng ngừa”, phải là chiếc “phễu lọc” làm giảm thiểu các tranh chấp, các giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Tiếp tục nâng cao “Hàm lượng công tác dân vận” trong các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp
26/10/2010
Trong bài báo “Sao cho được lòng dân” viết ngày 12/10/1945 và bài “Dân vận” viết ngày 15/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân thì việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.