Nhiều "điểm nghẽn" trong việc thực hiện Luật Khiếu nại đã được tháo gỡ theo quy định tại Nghị định 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ
12/10/2012
Ngày 3/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2012 và thay thế các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tiếp công dân theo Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006. Việc ban hành và đưa Nghị định này vào thực tiễn đời sống xã hội sẽ góp phần tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quy định của Luật Khiếu nại, tháo gỡ được nhiều vướng mắc, khó khăn trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại hiện nay. Với bài viết này, chúng tôi xin phân tích một số nội dung cơ bản của Nghị định 75/2012/NĐ-CP gắn với những yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội cũng như sự cần thiết ra đời của Luật Khiếu nại, hy vọng có thể mang lại cho bạn đọc và các đồng nghiệp thêm một nguồn tài liệu tham khảo, vận dụng trong thực tiễn công tác.
Bộ luật Dân sự Việt Nam (sửa đổi): Cần hạn chế sự bất bình đẳng giữa các chủ nợ có bảo đảm
05/09/2012
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, một trong những vấn đề quan trọng, có nhiều ý kiến khác nhau đó là cơ chế pháp lý giữa chủ nợ có bảo đảm trong vật quyền bảo đảm pháp định với chủ nợ có bảo đảm trong vật quyền bảo đảm ước định[1]. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm pháp định trong mối quan hệ với giá trị pháp lý của việc đăng ký để thấy sự cần thiết phải hạn chế các quy định có thể dẫn đến bất bình đẳng giữa các chủ nợ có bảo đảm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và vai trò của công tác tư pháp - hộ tịch
17/08/2012
Thời gian gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo đang diễn ra bức xúc, gay gắt ở nhiều nơi, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, đơn thư gửi tràn lan..., có lúc, có nơi trở thành đặc biệt phức tạp, đặc biệt gay gắt. Qua theo dõi cho thấy, phần lớn khiếu nại, tố cáo đều nảy sinh từ xã, phường, thị trấn - cơ quan quản lý toàn diện kinh tế - xã hội ở cơ sở. Những khiếu nại, tố cáo này đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan trên cơ sở quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay từ đầu và từ gốc rễ của vấn đề này chính là Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong đó có vai trò, trách nhiệm tham mưu rất lớn của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật
10/08/2012
“Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong "chín không": Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Đi liền với những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị xã hội, nhất là quan hệ kinh tế. Đồng thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Còn tồn tại những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai, thủy sản, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chi tiết.” [1].