Những thành tựu nổi bật của ngành Tư pháp Việt Nam trong chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành 29/08/2020

Với vai trò là một cơ quan trọng yếu của chính quyền như nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ, ngành Tư pháp tự hào về truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ Tư pháp đã dầy công vun đắp, trung thành, sáng tạo, tận tụy, đoàn kết, phấn đấu vì đất nước, vì nhân dân, vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt 30/07/2020

Hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt là một trong những quy định quan trọng thuộc nội dung về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy định pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt còn có những khó khăn, vướng mắc. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt, qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, đồng thời, góp phần đưa các quy định này có tính khả thi hơn trong thực tiễn thi hành.

Nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên hệ với Phiếu LLTP số 2 26/07/2020

Ngày 17/6/2009 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật lý lịch tư pháp (Luật LLTP). Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp (LLTP) ở Việt Nam. Luật LLTP đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin LLTP; lập LLTP; Tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; cấp Phiếu LLTP; quản lý nhà nước về LLTP. Trong đó, một trong những nguyên tắc quản lý LLTP được Luật LLTP quy định là “Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân”. Bài viết đề cập, phân tích các quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện quy định của Luật LLTP về nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên hệ với Phiếu LLTP số 2, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2.

CMCN 4.0 và những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp 23/07/2020

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã và đang tác động toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Những vấn đề như quản trị trường học, mô hình tổ chức lớp học, vai trò của thầy và trò sẽ thay đổi bởi sự xuất hiện của nhiều khái niệm mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo. Bối cảnh đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có tầm nhìn chiến lược để chuẩn bị cho những thay đổi lớn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Trước thực tế đó, bài viết chỉ ra những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp, đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp.

Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật 15/07/2020

Ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (Thông tư số 338/2016/TT-BTC). Đến nay, sau hơn 03 năm thi hành cho thấy một số quy định của Thông tư số 338/2016/TT-BTC không còn phù hợp. Bài viết tập trung phân tích một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư số 338/2016/TT-BTC, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.

Giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính – Quy định của pháp luật và đề xuất, kiến nghị 17/06/2020

Ngày 20/6/2012, Quốc hội khoá XIII (kỳ họp thứ ba) đã thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Trong đó, có rất nhiều các nội dung mới được quy định trong Luật XLVPHC và giải trình là một trong những vấn đề mới được quy định trong Luật XLVPHC. Bài viết tập trung phân tích quy định của Luật XLVPHC về giải trình trong mối liên hệ, so sánh với quy định về giải trình trong pháp luật phòng, chống tham nhũng, đồng thời, phân tích thực tiễn thực hiện thủ tục giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) thời gian qua để thấy được bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật cần kịp thời tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải trình trong quá trình XPVPHC.

Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 17/06/2020

Biện pháp xử lý hành chính (BPXLHC) đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (CSCNBB) là một trong những BPXLHC được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), trong đó Luật XLVPHC có một điều quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các quy định của Luật XLVPHC và các văn bản pháp luật có liên quan về đối tượng áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB, thực tiễn thực hiện thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB.