Bàn về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi): So sánh với Đạo luật Gia đình Úc
11/11/2013
Hiện nay, dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi) đang được xây dựng để trình Quốc hội thông qua. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật sửa đổi là việc quy định bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận bên cạnh chế độ tài sản pháp định như Luật hiện hành. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu và so sánh chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo dự thảo Luật sửa đổi và Đạo luật Gia đình Úc năm 1975 (the Family Law Act 1975), đây là quốc gia theo hệ thống pháp luật Án lệ (Common Law) có truyền thống về việc công nhận thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến các vấn đề về tài sản. Bài viết gồm ba phần: hệ thống pháp luật Úc điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân và gia đình, quá trình công nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng theo luật liên bang Úc và chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận: So sánh dự thảo Luật sửa đổi và Đạo luật Gia đình Úc.
Vai trò của luật sư trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
05/11/2013
1. Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp hiện nay
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ Quý II/2013, lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh. Cụ thể, trong 8 tháng cả nước có hơn 52.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đặc biệt, riêng Quý II/2013 có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 23.201. Đây là con số cao nhất trong 2 năm qua, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 41.8% so với Quý III/2012[1].
Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay
25/10/2013
Hiện nay, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp và phản ứng bức xúc của người dân. Ở hầu hết các tỉnh, thành đều có các vụ khiếu nại, tố cáo đông người về đất đai, trong đó có một số vụ đông người tham gia, nhiều lần kéo đến trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Trung ương với thái độ rất gay gắt[1]. Tại một số địa phương còn để xảy ra những vụ việc làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội như vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng; vụ cưỡng chế giải tỏa mặt bằng tại dự án khu đô thị - thương mại Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên… Tình trạng trên đã đặt ra vấn đề: giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay có phù hợp? Nếu không phù hợp thì nguyên nhân và giải pháp như thế nào? Đó cũng là nội dung của bài viết này chúng tôi muốn trao đổi, phân tích cùng các độc giả.
Những tác động đến nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
23/10/2013
Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính được hiểu là những tư tưởng chủ đạo có tính bắt buộc chung thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong hoạt động xét xử hành chính, được quy định trong pháp luật tố tụng, theo đó, chỉ có thẩm phán và hội thẩm mới có quyền đưa ra phán quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án hành chính một cách khách quan và chính xác mà không chịu chi phối bởi bất kỳ một sự tác động nào khác.