Không nên quy định thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam? 25/03/2014

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 ra đời đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo kiều bào, mặc dù sống xa quê hương nhưng bà con vẫn mong muốn được công nhận quốc tịch Việt Nam. Hơn thế nữa, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 còn mang lại những quyền lợi hợp pháp cho kiều bào trong việc giải quyết các thủ tục quốc tịch, hộ chiếu, cư trú, đầu tư, kinh doanh và bảo hộ công dân, qua đó góp phần huy động nguồn lực to lớn của kiều bào vào sự nghiệp chung của đất nước, và làm thay đổi nhìn nhận vai trò của kiều bào. Tuy nhiên, hiện nay, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang là một trong những quy định rất đáng chú ý của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Luật Đất đai năm 2013 góp phần tăng cường tính công khai, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất. 24/03/2014

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai (sửa đổi) có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều. Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã tiếp tục kế thừa một số quy định của Luật đất đai năm 2003 và bổ sung một số quy định mới nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt đã tăng cường tính công khai, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất thể hiện ở những điểm sau:

Thừa phát lại ở Bỉ - Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam 18/03/2014

So với nhiều nước Châu Âu, chế định thừa phát lại ở Vương quốc Bỉ không phải là sớm. Tuy nhiên có thể nói, từ khi hình thành đến nay, Thừa phát lại ở Bỉ phát triển nhanh chóng và có nhiều ưu việt. Điều này thể hiện không chỉ ở tổ chức bộ máy, số lượng thừa phát lại mà còn cả ở những công việc mà thừa phát lại đang đảm nhiệm.

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) – Một số vấn đề cần bàn luận 12/03/2014

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Công chứng. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế về công chứng ở nước ta. Luật Công chứng năm 2006 sau 6 năm thi hành  đã tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động công chứng và các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng cho thấy hoạt động công chứng đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập.

Luật Đấu thầu năm 2013 – Cơ sở pháp lý đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng. minh bạch và hiệu quả kinh tế 04/03/2014

Luật Đấu thầu là cơ sở pháp lý quan trọng đưa các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn Nhà nước dần đi vào nề nếp. Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này đã góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật Đấu thầu năm 2005 cũng đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế về phạm vi điều chỉnh, phân cấp trong hoạt động đấu thầu, thủ tục trình duyệt…