Sau 10 tháng triển khai phân cấp công chứng, chứng thực tại TPHCMNhằm đánh giá việc thí điểm phân cấp cho UBND phường-xã chứng thực bản sao giấy tờ bằng tiếng Việt trên địa bàn TPHCM, hôm qua 8-3, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai này. Theo đánh giá của ngành chức năng, việc phân cấp được người dân đồng tình và giúp giảm tải cho các phòng công chứng.5 phút cho một bản saoTừ ngày 1-5-2005 tại TPHCM, 317 UBND cấp phường- xã- thị trấn được phép chứng thực bản sao các loại giấy tờ, văn bằng chứng chỉ tiếng Việt. Cũng từ thời điểm trên, người dân có thể đến bất cứ UBND phường –xã nào gần và thuận tiện nhất để yêu cầu cán bộ sao y, chứng thực mà không phải chầu chực hàng giờ tại các phòng công chứng như trước đây.
Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Nguyễn Đức Chính cho biết nhờ có sự chuẩn bị tốt, nên việc chứng thực bản sao tại UBND cấp phường-xã đã được thực hiện khá thuận lợi, trôi chảy ngay từ ngày đầu. “Mặc dù thời điểm tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp bắt đầu từ sau những ngày nghỉ lễ (4-5-2005) tương đối lớn, tăng đột biến nhưng cấp phường-xã vẫn giải quyết tốt, đáp ứng nhu cầu người dân.
Hàng ngày, tất cả UBND cấp phường-xã đều bố trí chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực ký bản sao nên thời gian người dân chờ đợi chứng thực bản sao chỉ mất từ 5 đến 15 phút, nơi nào đông khách nhất cũng chỉ khoảng 20 phút”- ông Nguyễn Đức Chính nói.
Theo số liệu của Sở Tư pháp TP, từ khi được UBND cấp phường-xã “chia lửa” chứng thực bản sao, các phòng công chứng trên địa bàn TPHCM giảm đến 39,3% khối lượng công việc. Cụ thể, tại Phòng Công chứng số 1, trong tháng 4-2005 có 89.569 văn bản sao y tại phòng với 6.912 người đến giao dịch.
Trong khi đó ngay trong tháng bắt đầu phân cấp, chỉ còn 42.207 văn bản cần chứng thực với 4.261 lượt người đến giao dịch. Tương tự, tại Phòng Công chứng số 2, tháng 4-2005 thực hiện sao y 75.609 văn bản nhưng đến tháng 5-2005 đã giảm còn 9.946 văn bản…
Trưởng phòng Công chứng số 1 Phan Văn Cheo đánh giá: “Trước đây, chỉ riêng bộ phận sao y phải có đến 10 cán bộ tiếp nhận, trả hồ sơ, thu tiền và 2 công chứng viên làm việc từ sáng đến tối và kể cả ngày nghỉ, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sao y quá lớn của người dân. Từ ngày thực hiện phân cấp, đã không còn cảnh chen lấn, chầu chực của người dân tại phòng công chứng. Nạn móc túi trộm cắp, “cò” công chứng cũng giảm hẳn”. Ông Nguyễn Đức Chính cho biết sau gần 1 năm thực hiện phân cấp chứng thực bản sao, người dân đồng tình. Rõ ràng đây là bước đột phá, thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc thực hiện cải cách hành chính… Sẽ triển khai rộng rãi“Những gì liên quan trực tiếp nhiều đến người dân, thì cần thiết phải đưa về càng gần dân càng tốt, việc phân cấp chứng thực sao y tiếng Việt cho UBND phường-xã mà TPHCM đang triển khai là một điển hình cần được nhân rộng trong thời gian tới” - ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp Bộ Tư pháp đánh giá như vậy tại hội nghị.
Ông Trần Thất cho biết, sau khi thực hiện thí điểm tại TPHCM, Bộ Tư pháp đang đề xuất triển khai việc phân cấp chứng thực sao y về phường-xã tại các TP lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội…
Ngoài ra, các địa phương khác, muốn thực hiện theo cách của TPHCM thì xây dựng đề án theo hướng giao hết việc chứng thực bản sao tiếng Việt cho cấp phường- xã, các phòng công chứng chỉ thực hiện chứng thực bản sao ngoại ngữ. “Đây cũng là tinh thần trong dự thảo Luật Công chứng mà chúng tôi đang dự thảo trình Chính phủ” - ông Trần Thất nói
NGUYỄN VINH(Theo SGGP)
Sau 10 tháng triển khai phân cấp công chứng, chứng thực tại TPHCM
09/03/2006
Nhằm đánh giá việc thí điểm phân cấp cho UBND phường-xã chứng thực bản sao giấy tờ bằng tiếng Việt trên địa bàn TPHCM, hôm qua 8-3, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai này. Theo đánh giá của ngành chức năng, việc phân cấp được người dân đồng tình và giúp giảm tải cho các phòng công chứng.
Từ ngày 1-5-2005 tại TPHCM, 317 UBND cấp phường- xã- thị trấn được phép chứng thực bản sao các loại giấy tờ, văn bằng chứng chỉ tiếng Việt. Cũng từ thời điểm trên, người dân có thể đến bất cứ UBND phường –xã nào gần và thuận tiện nhất để yêu cầu cán bộ sao y, chứng thực mà không phải chầu chực hàng giờ tại các phòng công chứng như trước đây.
Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Nguyễn Đức Chính cho biết nhờ có sự chuẩn bị tốt, nên việc chứng thực bản sao tại UBND cấp phường-xã đã được thực hiện khá thuận lợi, trôi chảy ngay từ ngày đầu. “Mặc dù thời điểm tiếp nhận hồ sơ theo phân cấp bắt đầu từ sau những ngày nghỉ lễ (4-5-2005) tương đối lớn, tăng đột biến nhưng cấp phường-xã vẫn giải quyết tốt, đáp ứng nhu cầu người dân.
Hàng ngày, tất cả UBND cấp phường-xã đều bố trí chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực ký bản sao nên thời gian người dân chờ đợi chứng thực bản sao chỉ mất từ 5 đến 15 phút, nơi nào đông khách nhất cũng chỉ khoảng 20 phút”- ông Nguyễn Đức Chính nói.
Theo số liệu của Sở Tư pháp TP, từ khi được UBND cấp phường-xã “chia lửa” chứng thực bản sao, các phòng công chứng trên địa bàn TPHCM giảm đến 39,3% khối lượng công việc. Cụ thể, tại Phòng Công chứng số 1, trong tháng 4-2005 có 89.569 văn bản sao y tại phòng với 6.912 người đến giao dịch.
Trong khi đó ngay trong tháng bắt đầu phân cấp, chỉ còn 42.207 văn bản cần chứng thực với 4.261 lượt người đến giao dịch. Tương tự, tại Phòng Công chứng số 2, tháng 4-2005 thực hiện sao y 75.609 văn bản nhưng đến tháng 5-2005 đã giảm còn 9.946 văn bản…
Trưởng phòng Công chứng số 1 Phan Văn Cheo đánh giá: “Trước đây, chỉ riêng bộ phận sao y phải có đến 10 cán bộ tiếp nhận, trả hồ sơ, thu tiền và 2 công chứng viên làm việc từ sáng đến tối và kể cả ngày nghỉ, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sao y quá lớn của người dân. Từ ngày thực hiện phân cấp, đã không còn cảnh chen lấn, chầu chực của người dân tại phòng công chứng. Nạn móc túi trộm cắp, “cò” công chứng cũng giảm hẳn”. Ông Nguyễn Đức Chính cho biết sau gần 1 năm thực hiện phân cấp chứng thực bản sao, người dân đồng tình. Rõ ràng đây là bước đột phá, thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc thực hiện cải cách hành chính…
“Những gì liên quan trực tiếp nhiều đến người dân, thì cần thiết phải đưa về càng gần dân càng tốt, việc phân cấp chứng thực sao y tiếng Việt cho UBND phường-xã mà TPHCM đang triển khai là một điển hình cần được nhân rộng trong thời gian tới” - ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp Bộ Tư pháp đánh giá như vậy tại hội nghị.
Ông Trần Thất cho biết, sau khi thực hiện thí điểm tại TPHCM, Bộ Tư pháp đang đề xuất triển khai việc phân cấp chứng thực sao y về phường-xã tại các TP lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội…
Ngoài ra, các địa phương khác, muốn thực hiện theo cách của TPHCM thì xây dựng đề án theo hướng giao hết việc chứng thực bản sao tiếng Việt cho cấp phường- xã, các phòng công chứng chỉ thực hiện chứng thực bản sao ngoại ngữ. “Đây cũng là tinh thần trong dự thảo Luật Công chứng mà chúng tôi đang dự thảo trình Chính phủ” - ông Trần Thất nói
NGUYỄN VINH
(Theo SGGP)