Hội nghị về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Phát huy tối đa vai trò đầu mối của cơ quan tư phápNgày 25/4, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (HĐPHCT PBGDPL) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007 và triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Đồng chí Tô Huy Rứa – Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, các đồng chí lãnh đạo và đại diện lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể TƯ, lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã đến dự Hội nghị.Trong 5 năm qua, công tác kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL đã có những bước tiến đáng kể, trong đó chú trọng đến nâng cao năng lực, nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ thực hiện PBGDPL thông qua việc thành lập tổ chức pháp chế bộ, ngành, bố trí cán bộ pháp chế tại các doanh nghiệp nhà nước, thành lập Phòng PBGDPL chuyên trách thuộc các Sở Tư pháp và thành lập lại Phòng Tư pháp các huyện.Tính đến nay đã có 15 Bộ, ngành ở TƯ có HĐPHCT PBGDPL, một số Bộ (Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, GD&ĐT…) đã thành lập HĐPH ở các tổ chức, đơn vị của mình; 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và gần 100% đơn vị cấp huyện và gần 80% đơn vị cấp xã đã thành lập HĐPH; một số doanh nghiệp cũng đã có HĐPH như Cty TNHH một thành viên Than Na Dương (Lạng Sơn), Cty Lâm nghiệp huyện U Minh (Cà Mau)… Để thực hiện công tác PBGDPL, ngoài đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách, theo thống kê của 14 Bộ, ngành còn có hơn 2.200 cán bộ pháp chế tham gia. Tính đến cuối tháng 12/2007, cả nước có 232 báo cáo viên pháp luật TƯ, 22.342 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và huyện, 87.346 báo cáo viên cấp xã và 60.832 người từ các lực lượng khác tham gia công tác PBGDPL như cán bộ công đoàn (Tây Ninh), cán bộ, chiến sỹ tăng cường về cơ sở (Điện Biên), già làng, trưởng bản (Sơn La), các chức sắc tôn giáo (Vĩnh Phúc)…Với đội ngũ báo cáo viên và tổ chức HĐPH dần được kiện toàn, 5 năm qua, các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát các mục tiêu của Chương trình, tập trung PBGDPL cho 5 nhóm đối tượng cần ưu tiên là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, người quản lý; cán bộ công đoàn; lực lượng vũ trang nhân dân. Các nội dung pháp luật được tuyên truyền dưới các hình thức, biện pháp không ngừng được đổi mới. Trong hoạt động PBGDPL, các hình thức tuyên truyền được áp dụng hiệu quả trong 5 năm qua là tuyên truyền miệng, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, tài liệu tuyên truyền pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tủ sách pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải…Đặc biệt phải kể đến việc lồng ghép PBGDPL với việc xây dựng, thực hiện hương ước, qui ước, các phong trào, lễ hội truyền thống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác trong PBGDPL.Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, Chương trình PBGDPL của Chính phủ vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả do ở một số nơi, công tác PBGDPL chưa được quan tâm thực sự; hoạt động của HĐPH ở một số địa phương chưa đồng đều, còn mang tính hình thức, thụ động; công tác tuyên truyền, PBGDPL ở một số ngành, địa phương chưa đồng bộ, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đảm bảo chiều sâu và chưa hướng mạnh về cơ sở, thiếu gắn kết với việc thực hiện pháp luật; một số cán bộ công chức, kể những người hiểu biết pháp luật, thậm chí là những người làm công tác bảo vệ pháp luật mà vẫn vi phạm pháp luật…Những hạn chế đó được xác định là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thể chế của công tác PBGDPL chưa hoàn thiện, hoạt động PBGDPL chưa được điều chỉnh bằng văn bản Luật hoặc Nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; việc xử lý một số vụ việc vi phạm pháp luật, đặc biệt là một số vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên không nghiêm minh, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật…Do đó, thông qua việc tổng kết 5 năm chương trình PBGDPL của Chính phủ này, những người làm công tác PBGDPL đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Đó là phải phát huy tối đa chức năng đầu mối, tính chủ động của cơ quan tư pháp, vài trò của các tổ chức pháp chế trong hoạt động của HĐPHCT PBGDPL; xây dựng và hoàn thiện kịp thời thể chế, chương trình, kế hoạch cụ thể; xây dựng và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL ngang tầm với nhiệm vụ, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL biết tiếng dân tộc; thường xuyên tổng kết các hình thức, biện pháp tuyên truyền mới để hướng dẫn áp dụng và nhân rộng…Trên cơ sở rút kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Chương trình, Chính phủ đã ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008 – 2012. So với Chương trình của 2 giai đoạn trước, Chương trình này có qui mô và phạm vi lớn hơn, đối tượng rộng hơn, xác định rõ và cụ thể các mục tiêu, giải pháp lớn mang tính tập trung và các biện pháp thực hiện cụ thể. Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 tập trung vào việc định hướng những nội dung tuyên truyền lớn; bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng cần tuyên truyền, PBGDPL là người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình này được xây dựng cũng nhằm phát huy ưu thế của những hình thức PBGDPL đã có, triển khai một số hình thức mới như sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa vai trò của báo chí; tăng cường PBGDPL qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thu thập thông tin phản hồi của người dân về thực thi pháp luật. Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 được thực hiện với 4 đề án trọng tâm, phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các cấp nhằm tăng cường hiệu quả công tác PBGDPL, huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn xã hội vào công tác này./. Huy LongPhát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Hùng Cường - Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch HĐPHCT PBGDPL của Chính phủ - nhấn mạnh: “Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 32/CT-TƯ và Quyết định 13/2003/QĐ-TTg, công tác PBGDPL đã được triển khai đồng bồ hơn, rộng khắp với nhiều nội dung thiết thực và hình thức phong phú, nên đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao một bước nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác này đang còn những khuyết điểm, yếu kém; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân còn thấp, khoảng cách còn rất xa so với yêu cầu của một đất nước sắp bước qua ngưỡng cửa của tình trạng kém phát triển (…). Trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội nghị là tham gia đánh giá để khẳng định những kết quả mà công tác PBGDPL đã đạt được trong 5 năm qua, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và sự tác động của công tác này lên nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân; ghi nhận để nhân rộng những kinh nghiệm tốt, những cách làm hay, đồng thời và quan trọng hơn là chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, bất cập, phân tích rõ nguyên nhân, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp, nhất là những giải pháp đột phá, trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL, nhằm triển khai có hiệu quả hơn Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012, thực sự nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong giai đoạn mới
Đồng chí Tô Huy Rứa – Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với những kết quả đã đạt được trong công tác PBGDPL 5 năm qua và nhất trí với mục tiêu, phương hướng, nội dung Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012. Đồng chí Tô Huy Rứa lưu ý: “Một là, việc tổ chức thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 cần tiếp tục quán triệt nội dung, tinh thần các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để công tác PBGDPL bám sát, thể hóa kịp thời chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và thực sự trở thành một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (…); Hai là, cần gắn chặt công tác PBGDPl với các nhiệm vụ chung của đất nước (…). Việc thực hiện Chương trình cần tính đến những mục tiêu mang tính chiến lược, lâu dài trong định hướng phát triển chung của từng Bộ, ngành (…). Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò nòng cốt, là đầu mối phối hợp để huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác này. Ba là, phải ra sức xây dựng lực lượng làm công tác PBGDPL các cấp vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt huyết với công việc (…). Bốn là, việc thực hiện Chương trình cần có trọng tâm, trọng điểm, có tính đến yếu tố hiệu quả và phù hợp với đối tượng, địa bàn tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, GDPL (…). Năm là, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho công tác PBGDPL, khẩn trương tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này bằng một đạo luật
Hội nghị về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Phát huy tối đa vai trò đầu mối của cơ quan tư pháp
25/04/2008
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (HĐPHCT PBGDPL) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007 và triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Đồng chí Tô Huy Rứa – Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, các đồng chí lãnh đạo và đại diện lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể TƯ, lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã đến dự Hội nghị.
Trong 5 năm qua, công tác kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL đã có những bước tiến đáng kể, trong đó chú trọng đến nâng cao năng lực, nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ thực hiện PBGDPL thông qua việc thành lập tổ chức pháp chế bộ, ngành, bố trí cán bộ pháp chế tại các doanh nghiệp nhà nước, thành lập Phòng PBGDPL chuyên trách thuộc các Sở Tư pháp và thành lập lại Phòng Tư pháp các huyện.
Tính đến nay đã có 15 Bộ, ngành ở TƯ có HĐPHCT PBGDPL, một số Bộ (Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, GD&ĐT…) đã thành lập HĐPH ở các tổ chức, đơn vị của mình; 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và gần 100% đơn vị cấp huyện và gần 80% đơn vị cấp xã đã thành lập HĐPH; một số doanh nghiệp cũng đã có HĐPH như Cty TNHH một thành viên Than Na Dương (Lạng Sơn), Cty Lâm nghiệp huyện U Minh (Cà Mau)…
Để thực hiện công tác PBGDPL, ngoài đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách, theo thống kê của 14 Bộ, ngành còn có hơn 2.200 cán bộ pháp chế tham gia. Tính đến cuối tháng 12/2007, cả nước có 232 báo cáo viên pháp luật TƯ, 22.342 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và huyện, 87.346 báo cáo viên cấp xã và 60.832 người từ các lực lượng khác tham gia công tác PBGDPL như cán bộ công đoàn (Tây Ninh), cán bộ, chiến sỹ tăng cường về cơ sở (Điện Biên), già làng, trưởng bản (Sơn La), các chức sắc tôn giáo (Vĩnh Phúc)…
Với đội ngũ báo cáo viên và tổ chức HĐPH dần được kiện toàn, 5 năm qua, các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát các mục tiêu của Chương trình, tập trung PBGDPL cho 5 nhóm đối tượng cần ưu tiên là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, người quản lý; cán bộ công đoàn; lực lượng vũ trang nhân dân. Các nội dung pháp luật được tuyên truyền dưới các hình thức, biện pháp không ngừng được đổi mới. Trong hoạt động PBGDPL, các hình thức tuyên truyền được áp dụng hiệu quả trong 5 năm qua là tuyên truyền miệng, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, tài liệu tuyên truyền pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tủ sách pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải…Đặc biệt phải kể đến việc lồng ghép PBGDPL với việc xây dựng, thực hiện hương ước, qui ước, các phong trào, lễ hội truyền thống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác trong PBGDPL.
Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, Chương trình PBGDPL của Chính phủ vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả do ở một số nơi, công tác PBGDPL chưa được quan tâm thực sự; hoạt động của HĐPH ở một số địa phương chưa đồng đều, còn mang tính hình thức, thụ động; công tác tuyên truyền, PBGDPL ở một số ngành, địa phương chưa đồng bộ, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đảm bảo chiều sâu và chưa hướng mạnh về cơ sở, thiếu gắn kết với việc thực hiện pháp luật; một số cán bộ công chức, kể những người hiểu biết pháp luật, thậm chí là những người làm công tác bảo vệ pháp luật mà vẫn vi phạm pháp luật…Những hạn chế đó được xác định là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thể chế của công tác PBGDPL chưa hoàn thiện, hoạt động PBGDPL chưa được điều chỉnh bằng văn bản Luật hoặc Nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; việc xử lý một số vụ việc vi phạm pháp luật, đặc biệt là một số vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên không nghiêm minh, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật…
| |
Do đó, thông qua việc tổng kết 5 năm chương trình PBGDPL của Chính phủ này, những người làm công tác PBGDPL đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Đó là phải phát huy tối đa chức năng đầu mối, tính chủ động của cơ quan tư pháp, vài trò của các tổ chức pháp chế trong hoạt động của HĐPHCT PBGDPL; xây dựng và hoàn thiện kịp thời thể chế, chương trình, kế hoạch cụ thể; xây dựng và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL ngang tầm với nhiệm vụ, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL biết tiếng dân tộc; thường xuyên tổng kết các hình thức, biện pháp tuyên truyền mới để hướng dẫn áp dụng và nhân rộng…
Trên cơ sở rút kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Chương trình, Chính phủ đã ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008 – 2012. So với Chương trình của 2 giai đoạn trước, Chương trình này có qui mô và phạm vi lớn hơn, đối tượng rộng hơn, xác định rõ và cụ thể các mục tiêu, giải pháp lớn mang tính tập trung và các biện pháp thực hiện cụ thể. Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 tập trung vào việc định hướng những nội dung tuyên truyền lớn; bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng cần tuyên truyền, PBGDPL là người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình này được xây dựng cũng nhằm phát huy ưu thế của những hình thức PBGDPL đã có, triển khai một số hình thức mới như sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa vai trò của báo chí; tăng cường PBGDPL qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thu thập thông tin phản hồi của người dân về thực thi pháp luật. Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 được thực hiện với 4 đề án trọng tâm, phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các cấp nhằm tăng cường hiệu quả công tác PBGDPL, huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn xã hội vào công tác này./.
Huy Long
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Hùng Cường - Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch HĐPHCT PBGDPL của Chính phủ - nhấn mạnh: “Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 32/CT-TƯ và Quyết định 13/2003/QĐ-TTg, công tác PBGDPL đã được triển khai đồng bồ hơn, rộng khắp với nhiều nội dung thiết thực và hình thức phong phú, nên đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao một bước nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác này đang còn những khuyết điểm, yếu kém; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân còn thấp, khoảng cách còn rất xa so với yêu cầu của một đất nước sắp bước qua ngưỡng cửa của tình trạng kém phát triển (…). Trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội nghị là tham gia đánh giá để khẳng định những kết quả mà công tác PBGDPL đã đạt được trong 5 năm qua, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và sự tác động của công tác này lên nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân; ghi nhận để nhân rộng những kinh nghiệm tốt, những cách làm hay, đồng thời và quan trọng hơn là chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, bất cập, phân tích rõ nguyên nhân, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp, nhất là những giải pháp đột phá, trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL, nhằm triển khai có hiệu quả hơn Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012, thực sự nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong giai đoạn mới”. |
Đồng chí Tô Huy Rứa – Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với những kết quả đã đạt được trong công tác PBGDPL 5 năm qua và nhất trí với mục tiêu, phương hướng, nội dung Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012. Đồng chí Tô Huy Rứa lưu ý: “Một là, việc tổ chức thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2008-2012 cần tiếp tục quán triệt nội dung, tinh thần các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để công tác PBGDPL bám sát, thể hóa kịp thời chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và thực sự trở thành một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (…); Hai là, cần gắn chặt công tác PBGDPl với các nhiệm vụ chung của đất nước (…). Việc thực hiện Chương trình cần tính đến những mục tiêu mang tính chiến lược, lâu dài trong định hướng phát triển chung của từng Bộ, ngành (…). Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò nòng cốt, là đầu mối phối hợp để huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác này. Ba là, phải ra sức xây dựng lực lượng làm công tác PBGDPL các cấp vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt huyết với công việc (…). Bốn là, việc thực hiện Chương trình cần có trọng tâm, trọng điểm, có tính đến yếu tố hiệu quả và phù hợp với đối tượng, địa bàn tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, GDPL (…). Năm là, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho công tác PBGDPL, khẩn trương tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này bằng một đạo luật”. |