1. Giới thiệu chung
Quá trình hình thành hệ thống pháp luật hiện nay của Bungary bắt đầu với cuộc giải phóng đất nước khỏi chế độ cai trị chính trị của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ năm 1878. Quá trình này được đánh dấu với việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Bungary – bản Hiến pháp Turnovo được ký ban hành ngày 16/04/1879. Đây là văn bản pháp luật nền tảng quy định các nguyên tắc dân chủ và tiến bộ nhất tại châu Âu của thế kỷ 19.
Hệ thống pháp luật hiện đại của Bungary chịu ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng: (1) quá trình dân sự hóa và tự do hóa nền kinh tế của đất nước được bắt đầu sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản vào năm 1989; và (2) việc Bungary gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Trong những năm sau khi Bungary gia nhập (EU), hệ thống pháp luật đã phát triển với những thay đổi sâu sắc và được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính đồng bộ với các luật, đạo luật, bản án tạo thành khung pháp lý chính của EU (acquis communautaire). Bungary trở thành thành viên của EU kể từ ngày 01/01/2007 và sau đó, hệ thống pháp luật chung của EU trở thành một phần thiết yếu của hệ thống pháp luật Bungary.
2. Nguồn của luật
Với tính chất đại diện tiêu biểu cho hệ thống luật Romano – Đức, hệ thống pháp luật của Bungary coi các luật của Nghị viện là nguồn chính của pháp luật. Hệ thống pháp luật của Bungary không coi các án lệ là một nguồn của luật. Tuy nhiên, bên cạnh các nguồn trực tiếp, học thuyết pháp lý cũng đề cập đến các nguồn gián tiếp (hoặc nguồn “bổ trợ”) của luật pháp như: luật án lệ (dựa trên thực tiễn xét xử của tòa án), học thuyết pháp lý, tập quán pháp lý, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và sự công bằng (“công lý). Ngoài ra còn có hai loại quyết định của Tòa án Hiến pháp (được đề cập tại mục 2.3 ở dưới) cũng được coi là nguồn của luật (tuy nhiên, các loại quyết định này lại không được coi là án lệ). Đối với các nguồn trực tiếp của luật, bên cạnh nguồn acquis communautaire, hệ thống pháp luật Bungary còn căn cứ theo một trật tự các nguồn luật được xác định cụ thể như sau:
3. Luật của EU
Luật của EU là một trật tự riêng biệt và độc lập của các đạo luật, thường xuyên có mối tương tác với luật trong nước của các quốc gia thành viên. Một số tác giả coi đây là một hệ thống các quy định pháp luật đặc biệt, bởi vì hệ thống này có những đặc điểm đặc biệt khiến luật của EU có vị trí cao hơn luật trong nước. Các đặc điểm chính của hệ thống luật của EU bao gồm: a) có hiệu lực cao hơn các quy định pháp luật trong nước của các quốc gia thành viên (bao gồm cả các quy định trong Hiến pháp) trong trường hợp có mâu thuẫn với hệ thống luật của EU; b) có hiệu lực trực tiếp, ví dụ: các quy định pháp luật của EU trực tiếp quy định quyền và trách nhiệm pháp lý của đối tượng bị điều chỉnh và do đó, các nghị viện của các quốc gia EU không phải tiến hành thủ tục phê chuẩn các quy định này của EU. Do đó, hệ thống pháp luật của EU có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc miêu tả trật tự các nguồn của luật tại Bungary (xem thêm hai bản án quan trọng của ECJ đối với vụ kiện giữa Van Gend và Loos được công bố ngày 05/02/1963 và Costa và Enel được công bố ngày 15/07/1964).
4. Hiến pháp
Hiến pháp Bungary có hiệu lực từ ngày 12/07/1991 và là đạo luật tối cao của hệ thống pháp luật. Hiến pháp quy định các quyền cơ bản của công dân, hình thức của Chính phủ và cơ cấu, chức năng và cơ chế hợp tác giữa các nhành của Chính phủ, v.v
Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiến hành thông qua 2/3 phiếu thuận tại Quốc hội (Nghị viện có một viện); một số quy định chính của Hiến pháp có thể được sửa đổi tại Phiên họp toàn thể của Quốc hội. Hiến pháp đã được sửa đổi 4 lần, nhưng chưa từng được sửa đổi tại Phiên họp toàn thể nào.
5. Bản án của Tòa án Hiến pháp
Điều 149 Đoạn 1 Khoản 1 Hiến pháp quy định: “Tòa án Hiến pháp đưa ra những giải thích mang tính bắt buộc đối với các quy định của Hiến pháp”. Bên cạnh các thẩm quyền khác, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền tuyên các quy định tại một Đạo luật của Nghị viện trái với Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp ban hành hai loại quyết định được coi là nguồn quan trọng của luật pháp trong hệ thống pháp luật của Bungary.
6. Điều ước quốc tế
Điều 5 Đoạn 4 Hiến pháp quy định: “Các điều ước quốc tế đã được phê chuẩn theo thủ tục hiến định, đã đươc công bố và có hiệu lực tại Bungary là một phần của hệ thống pháp luật trong nước và có hiệu lực áp dụng cao hơn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế”. Quy tắc này được tòa án Bungary áp dụng thống nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý việc EU cũng có năng lực pháp nhân để trở thành một bên tham gia điều ước quốc tế với các bên thứ ba và tổ chức quốc tế. Các điều ước quốc tế là một phần quan trọng trong trật tự pháp lý của EU và, do đó, các quy định của điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc đối với các quốc gia thành viên.
7. Đạo luật của Nghị viện và các văn bản nội luật hóa
Bên cạnh các đạo luật của EU, một nguồn chính của luật nữa là các đạo luật của Nghị viện. Các sáng kiến lập pháp có thể do bất kỳ thành viên Nghị viện hoặc Hội đồng Bộ trưởng đề xuất lên. Các dự luật về ngân sách hàng năm có thể do Hội đồng Bộ trưởng soạn thảo.
6. Văn bản pháp luật được ủy quyền
Hiến pháp hoặc một số Đạo luật của Nghị viện có quy định ủy quyền cho Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng, các cơ quan công và/hoặc các cán bộ ban hành các nghị định, quy chế, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết các lĩnh vực cụ thể của các hoạt động kinh tế hoặc xã hội.
Trong trường hợp các văn bản dưới luật trái với Đạo luật của Nghị viện hoặc Hiến pháp, các văn bản này có thể bị khiếu nại ra trước Tòa án hành chính tối cao và sẽ bị Tòa án hành chính tối cao thu hồi.
7. Thực tiễn xét xử
Các bản án của tòa án Bungary ban hành trong từng vụ việc tố tụng sẽ không có hiệu lực áp dụng rộng rãi, tức là: các bản án này chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Do đó, bản án của tòa án không phải là luật án lệ. Các bản án của tòa án có giá trị thực tiễn quan trọng và do đó, có ý nghĩa với các cán bộ hành nghề trong lĩnh vực pháp luật và được trích dẫn trong các vụ tố tụng pháp lý khác. Tuy nhiên, ngay cả trong các vụ việc có tình tiết thực tiễn tương tự, nhưng các lập luận và phiên xét xử độc lập, thì các bản án này vẫn có những giá trị của nó.
Bên cạnh đó, có ba loại bản án tòa án có giá trị quan trọng tác động đến việc thi hành pháp luật. Loại đầu tiên là các bản án của Tòa án Hành chính Tối cao (SAC) quy định việc hủy bỏ các văn bản pháp luật trái với Đạo luật của Nghị viện hoặc Hiến pháp. Loại thứ hai, các phân tòa dân sự, thương mại hoặc hình sự thuộc Tòa án Giám đốc thẩm Tối cao (SCC) có thể ban hành Quyết định giải thích có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cho ngành hành pháp của Chính phủ. Các quyết định sẽ được ban hành trong trường hợp các phân tòa nhận thấy cần thiết phải giải thích một Đạo luật của Nghị viện hoặc một văn bản chính phủ (trong trường hợp tòa án cấp dưới đã ban hành bản án sai do giải thích sai Đạo luật hoặc văn bản pháp luật, hoặc trong trường hợp có các bản án trái ngược nhau đối với các vụ việc tương tự). Loại thứ ba là loại các thẩm phán của Tòa án Hành chính Tối cao ban hành các Nghị định giải thích có giá trị ràng buộc đối với hệ thống tòa án và nhánh hành pháp của Chính phủ (bao gồm các chính quyền địa phương) và các cơ quan nhà nước được ủy quyền ban hành văn bản pháp luật (ví dụ: Ngân hàng Trung ương). Loại nghị định này được quy định trong Đạo luật về Bộ máy tư pháp năm 2007 và Bộ luật tố tụng hành chính (APC) và là các văn bản có yếu tố truyền thống trong hệ thống pháp luật Bungary.
Căn cứ theo Quyết định về giải thích số 1 ngày 19/02/2010 của SCC, một quyết định của tòa án phù hợp với quyết định đã được ban hành trước đó hoặc quyết định được ban hành theo Điều 291 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thống nhất thực tiễn tòa án và sẽ không bị kháng cáo ra SCC. Do đó, các quyết định của SCC ban hành theo Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc thống nhất thực tiễn xét xử tại tòa án về các vấn đề pháp luật còn đang gây tranh cãi.
8. Tập quán pháp
Đây là nguồn thứ phát của nguồn luật với các đặc điểm sau: việc thực hiện một cách liên tục của nhiều chủ thể và đạt được yếu tố opinion necessitatis/ opinion juris (thái độ thống nhất của các quốc gia khi thực hiện một hành vi cụ thể). Điều này có nghĩa sự hiểu biết chung có giá trị ràng buộc trong trường hợp này. Loại nguồn này không phổ biến trong quan hệ kinh doanh.
9. Các nguyên tắc đạo đức và sự công bằng
Học thuyết pháp lý coi nguyên tắc đạo đức và công bằng là nguồn thứ phát của pháp luật, và có thể được áp dụng trong các trường hợp chưa có quy định điều chỉnh.
10. Các tổ chức
Nhánh lập pháp
Điều 1 Đoạn 1 Hiến pháp quy định Bungary là nhà nước cộng hòa nghị viện và nhánh lập pháp có uy quyền tối cao. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp và quyền kiểm soát Nghị viện. Một đặc quyền rất quan trọng của Nghị viện là bầu Thủ tướng và các thành viên nội các. Nhiệm kỳ của Quốc hội kéo dài bốn năm và gồm có 240 thành viên được bổ nhiệm trực tiếp.
Phiên họp toàn thể của Quốc hội bao gồm 400 thành viên được bổ nhiệm trực tiếp. Phiên họp toàn thể có toàn quyền thực hiện các thẩm quyền sau: ban hành Hiến pháp mới; giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thay đổi lãnh thổ nước Cộng hòa Bungary và phê chuẩn điều ước quốc tế có liên quan đến những thay đổi này; giải quyết các vấn đề liên quan đến những thay đổi về cơ chế quản lý nhà nước (cộng hòa nghị viện), cơ cấu chính phủ (nhà nước đơn nhất và không phải là nhà nước liên bang); và sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể trong Hiến pháp.
11. Nhánh các cơ quan hành pháp
12. Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chính phủ là cơ quan chính của nhánh quyền hành pháp do Thủ tướng đứng đầu. Chính phủ chịu trách nhiệm đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước, bảo đảm trật tự công cộng và an ninh quốc gia, thực hiện kiểm soát nền hành chính công và lực lượng vũ trang, đưa ra các sáng kiến lập pháp.
Thủ tướng được đảng lớn nhất trong nghị viện đề cử, sau đó sẽ được Tổng thống trao quyền thành lập nội các của Thủ tướng.
Chính phủ bao gồm các bộ trưởng là các cá nhân được bổ nhiệm để phụ trách một bộ. Số lượng và tên của các bộ thay đổi theo thời gian, đôi khi ngay trong một nhiệm kỳ của Quốc hội. Các bộ chịu trách nhiệm quản lý đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế hoặc xã hội.
GIỚI THIỆU VỀ BỘ TƯ PHÁP BUN-GA-RI
Bộ Tư pháp Bun-ga-ri, thuộc Chính phủ Bun-ga-ri, được thành lập từ năm 1879, có chức năng đảm bảo công lý cho công dân Bun-ga-ri.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
• Cục Kiểm toán nội bộ
• Ban Thanh tra (theo Điều 46 của Luật Hành chính)
• Ban Thanh tra (với Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo Đạo Luật Hệ thống tư pháp)
• Ban Ngân sách Tư pháp
• Cục Dịch vụ hành chính - pháp lý và nguồn nhân lực
• Cục an ninh
• Cục quản lý Các chương trình và dự án hợp tác quốc tế
• Cục Đại diện thủ tục của nước Cộng hòa Bun-ga-ri trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu
• Cục Hoạt động tài chính và Kế toán, Ngân sách và Kế hoạch
• Cục Đầu tư, mua sắm công, quản lý tài sản và hoạt động kinh tế
• Cục Dịch vụ thông tin và công nghệ
• Cục Quan hệ công chúng và Nghị định thư
• Ban giám đốc Hội đồng Pháp chế
• Cục Hợp tác pháp luật quốc tế và châu Âu
• Cục Quốc tịch Bun-ga-ri
• Cục pháp luật bảo vệ trẻ em và con nuôi quốc tế
• Tổng cục Bảo vệ an ninh
• Tổng cục Thi hành án
Bộ hoạt động thông qua các chức năng cụ thể sau:
1. Hợp tác pháp luật quốc tế và Hội nhập pháp luật Châu Âu
- Chuẩn bị ý kiến về dự thảo hợp đồng quốc tế mà nước Cộng hòa Bun-ga-ri là thành viên.
- Chuẩn bị cho Cộng hòa Bun-ga-ri trở thành thành viên của các điều ước quốc tế đa phương, cho ý kiến pháp lý về sự phù hợp với pháp luật trong nước và liên quan đến sự cần thiết các biện pháp lập pháp quốc gia tương ứng.
- Tham gia với các đại diện của mình trong công việc của ủy ban chuyên gia của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hợp tác pháp luật và trợ giúp pháp lý của Liên hiệp quốc, OSCE, Hội đồng châu Âu, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các tổ chức chính phủ/phi chính phủ khác / Tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban Hen-sing-ki Bun-ga-ri.
- Thực hiện việc quản lý chung đối với Tổ công tác "Tiêu chí chính trị đối với thành viên trong Liên minh châu Âu" và tích cực tham gia các hoạt động của Tổ công tác "Hợp tác trong lĩnh vực Tư pháp và Nội vụ", tóm lược và đề xuất hoạt động cho các các cuộc đàm phán EU và điều phối việc thực hiện các cam kết thực hiện trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Phối hợp soạn thảo các văn kiện cho việc gia nhập Cộng đồng châu Âu của Cộng hòa Bun-ga-ri.
- Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản luật liên quan đến cam kết thực hiện hài hoà hóa pháp luật của Bun-ga-ri với luật của EU trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Thường xuyên cập nhật các Quy định trong nước về vấn đề đàm phán thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Tham gia với các đại diện của mình trong Ban liên ngành về hội nhập vào NATO, cho ý kiến về dự thảo các văn bản luật liên quan đến việc tham gia Liên minh Bắc Đại Tây Dương của Cộng hòa Bun-ga-ri.
2. Tương trợ tư pháp quốc tế:
- Quản lý và điều hành các công việc của Điều tra viên quốc tế, công tố viên, tư pháp viên, công chứng viên và viên chức thực thi pháp luật.
- Sắp xếp và kết nối các công việc với tòa Bun-ga-ri về công nhận Bản án của Tòa án nước ngoài và công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Bun-ga-ri.
- Xử lý các chỉ thị và các thông báo nhận được từ văn phòng của Kiểm sát viên trong nước liên quan đến cải cách thủ tục tố tụng hình sự đối với công dân nước ngoài.
- Xử lý các thông tin nhận được từ nước ngoài về công dân Bun-ga-ri bị kết án ở nước ngoài và thông tin với Sở Cảnh sát Quốc gia.
- Thực hiện kết nối các hoạt động trên lãnh thổ của Bulgaria liên quan đến việc dẫn độ công dân Bun-ga-ri từ ngoài nước và các công dân nước ngoài từ Bun-ga-ri.
- Dự thảo hợp đồng yêu cầu trợ giúp pháp lý liên quan đến phiên tòa dân sự và hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án.
- Cung cấp hỗ trợ phương pháp và hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan tư pháp về việc thực hiện trợ giúp pháp lý quốc tế.
3. Các chương trình quốc tế:
- Tham gia các cơ chế quốc gia để quản lý và điều phối các chương trình gia nhập WTO.
- Quản lý các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực tư pháp và duy trì liên lạc với điều phối viên quốc gia tương ứng.
- Thực hiện các hoạt động kết nối với các Quỹ Structural và Quỹ Cohesion của Liên minh châu Âu với quyền hạn của Bộ Tư pháp.
Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp và cập nhật