Xung quanh quy định về người thực hiện tư vấn pháp luật: Còn nhiều bất hợp lý 17/03/2008

Theo thống kê của Vụ Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp đến nay cả nước mới chỉ có 60 Trung tâm tư vấn pháp luật với 271 tư vấn viên và 500 cộng tác viên. Đây là con số quá ít so với nhu cầu thực tế, và một trong những nguyên nhân của việc không phát triển được đội ngũ này là những quy định quá cứng nhắc của pháp luật.

Chứng thực bản sao, bản dịch theo Nghị định 79: Một số qui định chưa phù hợp cần sửa đổi 13/03/2008

Theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký người dịch được đánh giá là rất thông thoáng và thuận lợi cho người dân. Nghị định này qui định: việc chứng thực bản sao tiếng Việt được thực hiện tại UBND cấp xã; chứng thực bản sao, bản dịch tiếng nước ngoài được thực hiện tại phòng tư pháp cấp huyện. Các phòng công chứng không thực hiện các nhiệm vụ trên từ ngày 01/7/2007.

Thực hiện chứng thực theo thẩm quyền mới và nỗi niềm người cán bộ tư pháp 11/03/2008

“Quá tải”, “thiếu người”, “được việc nọ, mất việc kia”, “lo lắng”…đang trở thành những cụm từ chính xác nhất chuyển tải tâm tư của người cán bộ tư pháp các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn Thủ đô vào thời điểm này, khi mà việc thực hiện chứng thực theo thẩm quyền mới đã vào guồng được gần 2 tháng.

Nghiệp vụ xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra bằng phương pháp chất vấn đối tượng thanh tra 11/03/2008

Qua theo dõi công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc, chúng tôi thấy các Thanh tra viên và cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra. Để góp phần khắc phục vấn đề trên, chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề này để phần nào tháo gỡ khó khăn cho các cán bộ làm công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 07/03/2008

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân.

Nhiều trẻ em bị đưa vào trường giáo dưỡng …. oan 06/03/2008

Nhiều địa phương vì muốn "trong sạch địa bàn" nên đã "thẳng tay" đưa trẻ em vi phạm hành chính vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Nhiều cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng vì sợ không đủ chỉ tiêu sẽ không được giao tiền nên phối hợp với chính quyền địa phương "vơ vét" cho đủ số trẻ em vi phạm. Nói về thực trạng này, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định: "Đó là tội ác".

Đến 2010: 100% các huyện khó khăn có Chi nhánh TGPL 04/03/2008

Hơn 10 năm nay, kể từ khi ra đời, cả nước đã có 114 Chi nhánh TGPL và hàng ngàn các điểm, tổ, câu lạc bộ và hòm thư trợ giúp pháp lý (TGPL). Tuy nhiên, các mô hình này chỉ mang tính thí điểm, hoạt động không thống nhất. Luật TGPL ra đời và có hiệu lực (1/1/2007) với quy định rõ ràng về địa vị pháp lý cũng như chức năng quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh sẽ giúp quy hoạch và phát triển mạnh mẽ loại hình này, đặc biệt cho các huyện vùng sâu, nơi dân nghèo không có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ tư vấn pháp lý.

Tư vấn về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài 04/03/2008

Việc bảo vệ quyền cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài không chỉ là mối quan tâm, lo ngại đối với ban ngành quản lý trực tiếp mà thực sự đã trở thành sự quan tâm sâu sắc của nhiều gia đình và xã hội khi mà ngày càng có nhiều người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài (riêng trong năm 2006 đã có 78,000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc), vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh nạn thất nghiệp ở trong nước vẫn còn lớn và gửi lao động ra nước ngoài làm việc được coi là giải pháp thích hợp để giải quyết công ăn việc làm và phát triển đất nước.