Nâng mức tiền phạt tối đa trong Dự án Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi): Có thể cao hơn mức phạt theo Bộ luật Hình sự? 25/03/2008

Một trong những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 là nâng mức phạt tiền tối đa đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nâng mức phạt tiền tối đa như thế nào cho hợp lý, có nên nâng bằng, thậm chí hơn mức phạt tiền theo Bộ luật Hình sự, đang là vấn đề được Tổ biên tập Dự án Pháp lệnh sửa đổi cân nhắc và tính toán một cách thận trọng.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hộ tịch 21/03/2008

Tiếp theo các bài viết về giải quyết khiếu nại, tố cáo, để góp một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch, trong bài viết này, tác giả xin trình bày một số vấn đề bất cập giữa pháp luật về hộ tịch và pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành, nguyên nhân, các giải pháp tháo gỡ và một số chú ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch (có thể áp dụng tương tự trong giải quyết khiếu nại ở nhiều lĩnh vực khác nhau).

Tội phạm trong lĩnh vực Thi hành án: Vì sao ít xử? 20/03/2008

Các hành vi không chấp hành án, không thi hành án (THA) và cản trở việc THA được BLHS quy định thành 3 điều luật riêng rẽ. Tuy vậy, trên thực tế việc khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong khi các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở THA thì nhiều vô kể.

Hội thảo:“Thực hành Quản trị Tri thức để hội nhập thành công trong Thế giới phẳng” 17/03/2008

Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, Quản trị tri thức đang thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh chiến lược cho các Doanh nghiệp. Bên cạnh thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng và khai thác triệt để thế mạnh của Doanh nghiệp, quản trị tri thức còn giúp khắc phục chảy máu chất xám, biến kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm tập thể dưới dạng văn bản, mô hình, quy trình, cấu trúc…. Áp dụng Quản trị Tri thức còn thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, liên tục học tập, hoàn thiện, khiến các Doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.

GTZ đánh giá tiến độ Chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN 17/03/2008

Ngày 14 tháng 3 năm 2008, tại Hà Nội diễn ra hội thảo về đánh giá tiến độ chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN), với sự tham dự của các đại diện tham gia chương trình ở Trung ương và địa phương như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện Tỉnh Hưng Yên, An Giang, Quảng Nam, Đắc Lắc…

Xung quanh quy định về người thực hiện tư vấn pháp luật: Còn nhiều bất hợp lý 17/03/2008

Theo thống kê của Vụ Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp đến nay cả nước mới chỉ có 60 Trung tâm tư vấn pháp luật với 271 tư vấn viên và 500 cộng tác viên. Đây là con số quá ít so với nhu cầu thực tế, và một trong những nguyên nhân của việc không phát triển được đội ngũ này là những quy định quá cứng nhắc của pháp luật.

Chứng thực bản sao, bản dịch theo Nghị định 79: Một số qui định chưa phù hợp cần sửa đổi 13/03/2008

Theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký người dịch được đánh giá là rất thông thoáng và thuận lợi cho người dân. Nghị định này qui định: việc chứng thực bản sao tiếng Việt được thực hiện tại UBND cấp xã; chứng thực bản sao, bản dịch tiếng nước ngoài được thực hiện tại phòng tư pháp cấp huyện. Các phòng công chứng không thực hiện các nhiệm vụ trên từ ngày 01/7/2007.

Thực hiện chứng thực theo thẩm quyền mới và nỗi niềm người cán bộ tư pháp 11/03/2008

“Quá tải”, “thiếu người”, “được việc nọ, mất việc kia”, “lo lắng”…đang trở thành những cụm từ chính xác nhất chuyển tải tâm tư của người cán bộ tư pháp các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn Thủ đô vào thời điểm này, khi mà việc thực hiện chứng thực theo thẩm quyền mới đã vào guồng được gần 2 tháng.