Quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 về quyết định hành chính và hành vi hành chính 24/08/2016

Ngày 25/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Trong thực tiễn việc phân biệt hai khái niệm Quyết định hành chính và hành vi hành chính vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy việc làm rõ hai khái niệm này là rất quan trọng trong giải quyết vụ án hành chính. Quy định về quyết định hành chính và hành vi hành chính của Luật TTHC năm 2015 so với Luật TTHC năm 2010 về cơ bản giữ nguyên, tuy nhiên có một số sửa đổi bổ sung như sau:

GCNQSDĐ có phải là QĐHC thuộc đối tượng khởi kiện của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 hay không? 19/08/2016

Luật Tố tụng hành chính năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 (trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017). Tuy nhiên, xung quanh vấn đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 hay không?” hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau:

Bàn về giới hạn xét xử của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự 19/08/2016

Giới hạn xét xử là một vấn đề mà trong khoa học pháp luật tố tụng hình sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng giới hạn xét xử là để đảm bảo nguyên tắc có truy tố mới có xét xử, "quyết định truy tố của Viện kiểm sát bằng bản cáo trạng là cơ sở pháp lý duy nhất để Toà án quyết định đưa vụ án (mà cụ thể là những người và những hành vi đã bị Viện kiểm sát truy tố) ra xét xử"[1], nhưng cũng có quan điểm cho rằng giới hạn xét xử là vi phạm nguyên tắc khi xét xử "thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" và nguyên tắc "xác định sự thật của vụ án" đã được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.

Tình thế cấp thiết dưới góc nhìn của pháp luật hình sự 16/08/2016

Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định tình thế cấp thiết là một tình tiết loại trừ tính chất phạm tội. Đây là một phương thức bảo vệ lợi ích của xã hội theo kiểu “thả con săn sắt bắt con cá rô”. Khi có một nguy cơ đang đe dọa gây ra một thiệt hại nào đó, để ngăn chặn thiệt hại xảy ra, pháp luật cho phép có quyền gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn nếu đó là phương án cuối cùng, duy nhất. Chẳng hạn, pháp luật hình sự của Vương quốc Anh, nếu vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho người khác hoặc xã hội, thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phải chịu trách nhiệm hình sự. Có thể lấy ví dụ kinh điển trong tuyển tập các ví dụ về tình thế cấp thiết để minh họa cho trường hợp này, như sau: Ba thanh niên và một em bé trên một con thuyền bị trôi dạt trên biển, cách bờ biển hơn một nghìn dặm. Sau 9 ngày chịu đói, khát, ba thanh niên đã ăn thịt em bé để sống và sau đó được tàu cứu hộ tìm thấy. Ba thanh niên đó đã bị Tòa án tuyên phạt tử hình về tội giết người .

Bàn về mối quan hệ giữa Sổ đăng ký với GCNQSD đất, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất 12/08/2016

Từ nhiều năm qua, một trong những lo ngại trong quản lý nhà nước về bất động sản ở nước ta là nguy cơ bị mất hoặc bị làm giả “phôi” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra, cần được nghiên cứu để giải quyết thấu đáo khi xây dựng chính sách pháp lý trong Luật Đăng ký tài sản tại Việt Nam với mục đích hướng đến hệ thống đăng ký tài sản hiện đại, chính xác và dễ tiếp cận.