Hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính 03/07/2019

Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính là những khái niệm cơ bản trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hai khái niệm này có liên quan mật thiết với nhau, bởi lẽ, vi phạm hành chính là cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính; ngược lại, xử phạt vi phạm hành chính là việc áp dụng chế tài hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và các quy định trực tiếp liên quan đến khái niệm này; những đặc điểm cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính và đề xuất, kiến nghị hướng hoàn thiện những quy định này trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính .

Hoàn thiện quy định về sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử phạt vi phạm hành chính 26/06/2019

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính . Về cơ bản, quá trình này trải qua các bước (công đoạn) như: Phát hiện hành vi vi phạm hành chính; buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, đang diễn ra); lập biên bản vi phạm hành chính; xác minh các tình tiết có liên quan của vụ việc vi phạm hành chính; giải trình; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trong trường hợp đối tượng bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính); trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, tùy từng vụ việc, cơ quan, người có thẩm quyền có thể phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính.

Hoàn thiện khái niệm vi phạm hành chính trong luật xử lý vi phạm hành chính 24/06/2019

Cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính là phải có vi phạm hành chính. Hay nói cách khác, xác định đúng vi phạm hành chính thì mới có có thể thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính một cách chính xác. Do vậy, việc nghiên cứu khái niệm vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng, chỉ khi định nghĩa đúng về vi phạm hành chính thì mới có thể xác định được từng vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, để từ đó có thể áp dụng chính xác chế tài xử phạt nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước đã bị xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Vướng mắc trong việc xác định thế nào là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính 24/06/2019

1. Vướng mắc trong việc xác định thế nào là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính Thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” được nhắc đến trong nhiều quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), chẳng hạn như: Khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC đưa ra định nghĩa về xử phạt vi phạm hành chính: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.

Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong Asean – Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị 21/06/2019

Bài viết giới thiệu về chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam (2013-2018), đồng thời, có sự phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN (2017-2018, 2018) theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Qua đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam.