Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên: Tránh “dán mác” tội phạm cho trẻ em 03/12/2009

Việt Nam tuy đã có khung pháp lý về phòng ngừa tội phạm, nhưng vẫn chưa có chương trình quốc gia về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên (NCTN). Vì thế, theo Ủy ban Quyền trẻ em về báo cáo thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em tại Việt Nam, thì các hoạt động phòng ngừa tội phạm NCTN của Việt Nam đang không phù hợp với Hướng dẫn Riyadh. Vậy, bên cạnh Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Hướng dẫn Riyadh là gì và có tầm quan trọng như thế nào đến tiến trình “tất cả vì lợi ích trẻ em” ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

Xem xét dự án luật tại Ủy ban: Giai đoạn độc lập và quan trọng trong quy trình lập pháp 03/12/2009

Để hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ năm 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Và, một trong những “con đường” giúp nhiệm vụ này sớm đi đến đích chính là hoạt động thẩm tra các VBQPPL của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thuộc Quốc hội nước ta sao cho các đặc tính như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất... của pháp luật luôn được đảm bảo. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động này có nhiều điểm rất đáng để nghiên cứu và vận dụng, nhất là khi Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực đổi mới tổ chức và các mặt hoạt động.

Nhu cầu cấp thiết của việc ban hành chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp 02/12/2009

Ngày 30/11/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã ký Tờ trình số 49/TTr-BTP của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp.

Tham vấn công chúng: Người dân được quyền lắng nghe và yêu cầu 02/12/2009

“Chính sách phải bắt nguồn từ cuộc sống, muốn vậy phải có sự tham gia đóng góp của nhân dân trước khi nó được ban hành”. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh tại hội thảo “Đối thoại với cộng đồng tài trợ quốc tế về hoạt động thí điểm tham vấn ý kiến nhân dân” do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA): Nâng cao vai trò của nữ nghị sĩ trong hoạt động lập pháp 02/12/2009

Vấn đề nâng cao vai trò của nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia và luôn được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) trong nhiều năm qua. Thông qua nhiều hoạt động, AIPA đã kêu gọi nghị viện các nước thành viên trong khu vực tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình để góp phần vào nỗ lực chung vì sự tiến bộ của phụ nữ trong khu vực. Nằm trong tiến trình này, với sáng kiến của Việt Nam, trong các ngày từ 30/11-3/12 tại Hà Nội lần đầu tiên đã diễn ra hội nghị chuyên đề “Vai trò của nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật” với sự tham gia của đại diện Nhóm nữ nghị sĩ nước chủ nhà và các nước Singapore, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônexia. Bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch QH nước CHXHCNVN, bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN đã tham dự và chủ tọa hội thảo.

Tiếp sức cho giám định tư pháp 01/12/2009

Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chiến lược cải cách tư pháp cũng như khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp, dự thảo Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo định tư pháp đã thẳng thắn nhìn nhận tình trạng hạn chế, yếu kém hiện nay của công tác giáo định tư pháp để từ đó đặt ra những nhiệm vụ cùng giải pháp thực hiện

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường: Bao giờ thoát khỏi khiên cưỡng? 30/11/2009

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường". Theo đó, không những phải tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, mà việc lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cũng phải phù hợp với tuổi, ngành nghề, vùng miền theo hướng kết hợp lý luận thực tiễn, học đi đôi với hành. Tuy nhiên, đây cũng chính là vấn đề vướng nhất hiện nay...

Một số nội dung cơ bản của Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất và tăng cường năng lực của Cục Trợ giúp pháp lý 26/11/2009

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật TGPL trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng yêu cầu của công tác TGPL trong tình hình mới, thực hiện Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật TGPL, ngày 25/11/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 3425/QĐ-BTP phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất và tăng cường năng lực của Cục TGPL (Giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)” (sau đây gọi tắt là Đề án).