Nguyên tắc hành nghề công chứng
18/07/2010
Luật Công chứng được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng. Mục đích, nhằm xây dựng một đội ngũ công chứng viên khi hành nghề công chứng phải luôn tuân thủ pháp luật, có đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc, có đủ trình độ chuyên sâu và có đủ năng lực để thi hành tốt nhiệm vụ được giao.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng
08/07/2010
Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đến nay đã và đang thực sự đi vào đời sống xã hội. Hiện nay, ngoài loại hình Phòng Công chứng (trước đây là Phòng Công chứng nhà nước), loại hình Văn phòng công chứng đang phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương, nhất là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn. Hoạt động của các Văn phòng công chứng này giúp giảm thiểu sự quá tải tại các Phòng Công chứng Nhà nước trước đây, góp phần vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người
07/07/2010
Thực hiện các quy định của Luật Bình đẳng giới về bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật, trong quá trình xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức một số hoạt động nghiên cứu, khảo sát, hội thảo, toạ đàm, tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có quan tâm, qua đó đã xác định được những vấn đề giới và đề xuất những biện pháp bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo Luật.
Giải quyết khiếu nại hành chính: Cơ chế tài phán hành chính có ưu việt?
21/06/2010
Ở nước ta hiện nay, hoạt động giải quyết các khiếu nại và khiếu kiện hành chính đang được thực hiện bởi 2 cơ chế là hành chính và tư pháp. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này, vài năm gần đây, Việt Nam đã nghiên cứu giải quyết bằng cơ chế tài phán hành chính (TPHC). Nhưng cơ chế TPHC có phải là giải pháp tối ưu?