Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng - Nhìn từ góc độ các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm (tiếp theo) 19/10/2012

Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, chúng tôi có một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, qua đó rút ngắn thời gian thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm, giảm tỷ lệ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng và thúc đẩy nguồn vốn lưu thông phục vụ sản xuất - kinh doanh phát triển.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng - Nhìn từ góc độ các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm 15/10/2012

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các Tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh từ năm 2008 tới nay[1]. Tính đến 31/3/2012, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng vào khoảng 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ nợ có bảo đảm bằng tài sản chiếm 84,16% và tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu. Những con số thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nợ xấu khiến cho dòng chảy tín dụng của nền kinh tế bị “tắc nghẽn”. Song, thực tiễn cho thấy việc giải quyết vấn đề này đang gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó có rào cản từ chính khuôn khổ pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm.

Nhiều "điểm nghẽn" trong việc thực hiện Luật Khiếu nại đã được tháo gỡ theo quy định tại Nghị định 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ 12/10/2012

Ngày 3/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2012 và thay thế các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tiếp công dân theo Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006. Việc ban hành và đưa Nghị định này vào thực tiễn đời sống xã hội sẽ góp phần tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quy định của Luật Khiếu nại, tháo gỡ được nhiều vướng mắc, khó khăn trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại hiện nay. Với bài viết này, chúng tôi xin phân tích một số nội dung cơ bản của Nghị định 75/2012/NĐ-CP gắn với những yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội cũng như sự cần thiết ra đời của Luật Khiếu nại, hy vọng có thể mang lại cho bạn đọc và các đồng nghiệp thêm một nguồn tài liệu tham khảo, vận dụng trong thực tiễn công tác.