Cần phải có chức danh Lý lịch viên tư pháp
07/02/2012
Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý lịch tư pháp ở Việt Nam đã có từ rất lâu. Trải qua những giai đoạn lịch sử của đất nước, lý lịch tư pháp được Nhà nước giao cho những cơ quan khác nhau và có cách thức khác nhau trong việc quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Lý lịch tư pháp và chính thức giao việc quản lý lý lịch tư pháp cho Bộ Tư pháp. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý lý lịch tư pháp đạt hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước.
Tổng hợp một số quy định pháp luật Cộng hòa Pháp về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
06/02/2012
Trong khuôn khổ Tọa đàm về sửa đổi Bộ luật dân sự, phần các biện pháp bảo đảm, do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức các ngày 11 và 12 tháng 1 năm 2012, Giáo sư Michel Grimaldi đến từ Đại học Paris II, Cộng hòa Pháp đã có bài trình bày tổng quát về pháp luật thực định của Pháp về các biện pháp bảo đảm. Nhà Pháp luật đang tiến hành bóc băng làm kỷ yếu hội thảo. Dưới đây là tổng hợp một số nội dung chính trong bài trình bày của Giáo sư.
Xây dựng chức danh hộ tịch viên: Tối thiểu phải có bằng trung cấp luật?
04/01/2012
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện tổng số công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã là 14.920 người, tương ứng với tỷ lệ 1,4 công chức/xã; 34,5% số xã trong cả nước có từ 02 công chức Tư pháp hộ tịch trở lên. Để chuyên nghiệp hóa công tác hộ tịch, Bộ Tư pháp dự kiến sẽ xây dựng chức danh Hộ tịch viên. Và đây sẽ là một trong những ”điểm nhấn” quan trọng của dự án Luật Hộ tịch.