Những quy định mới về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên của Luật Xử lý vi phạm hành chính 14/01/2014

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1 trong 4 biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) để áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật (VPPL) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) (Pháp lệnh XLVPHC), thì các quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có sự thay đổi khá lớn về đối tượng, thủ tục, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo hướng công khai, đảm bảo quyền của NCTN VPPL, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cảm nhận về công lý trong nền văn hóa Nho giáo tại Việt Nam 10/01/2014

Về đạo Nho (Khổng giáo), Giáo sư Đào Duy Anh (1904-1988), người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam định nghĩa trong cuốn Hán Việt từ điển (năm 1957) như sau: “Nguyên nghĩa chữ Nho to lớn lắm, một bên chữ nhân là người, một bên chữ nhu là cần, nghĩa là cái người trong đời cần phải có…Ngày nay, chữ Nho có nghĩa là người học giả có đủ tri thức…”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân…Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học… Chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”.

Luật Biển Việt Nam - Căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở biển Đông 02/01/2014

Lịch sử đã chứng minh, biển, đảo luôn là vấn đề quan trọng tối mật của mỗi quốc gia. Vì nó không chỉ tiềm tàng lợi ích kinh tế khổng lồ, mà còn là “hàng rào” hữu hiệu nhất để bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại bang tấn công từ đường biển. Thời đại nào cũng thế, dân tộc nào cũng vậy, bảo vệ biển đảo luôn được đặt ra hàng đầu trong chiến lược phát triển xây dựng đất nước phồn thịnh. Bởi vậy, không chỉ các quốc gia có biển mới có nền kinh tế biển, mà ngay các quốc gia không có biển cũng có thể hình thành các lĩnh vực kinh tế biển của quốc gia mình bằng cách thông qua nhiều con đường tiếp cận khác nhau như: Áo, Thụy Sĩ, Slovakia thông qua sông Danube để tiếp cận biển Đen. Do tầm quan trọng đặc biệt của biển đến sự sống còn của các quốc gia, nên Công ước Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) hiện nay cho các quốc gia không giáp biển có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông qua quốc gia quá cảnh, đồng thời Liên Hợp quốc cũng có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không giáp biển.

Thế chấp quyền sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp 27/12/2013

Trong thời gian vừa qua, vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 đang gặp vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu ra một số vấn đề liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp để cùng trao đổi, thảo luận.

Cần có sự thống nhất trong việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện nay 26/12/2013

Theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (GXNTTHN) được cấp cho cá nhân là nhằm chứng minh tình trạng hôn nhân của đương sự tại một thời điểm nhất định để sử dụng vào việc đăng ký kết hôn hoặc thực hiện vào các mục đích khác và thẩm quyền xác nhận cấp GXNTTHN là UBND cấp xã nơi cư trú hoặc UBND cấp xã nơi cư trú trước khi xuất cảnh (đối với trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước) hoặc cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài mà người đó cư trú (đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài).

Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP 24/12/2013

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được coi là một biện pháp xử lý hành chính hiệu quả áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội, mục đích là nhằm giám sát, ngăn ngừa những đối tượng này tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục và giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh tại nơi cư trú.