Ngày 05/11/2021, Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp (Cục Quản lý XLVPHC&TDTHPL) tổ chức Hội nghị tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Ngô Hải Hoàn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên. Tham dự Hội nghị tập huấn có trên 120 đại biểu, gồm đại diện: Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Lãnh đạo cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
(Công an, Tòa án, Thi hành án dân sự, Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội...), Lãnh đạo UBND cấp huyện, công chức làm công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, công chức Phòng Tư pháp và một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
(gồm: Chánh Thanh tra Sở, Chi cục trưởng Chi cục thuộc Sở, Trưởng phòng thuộc Công an tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Đội trưởng Đội quản lý thị trường...).
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Đặng Thanh Sơn - Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
(Bộ Tư pháp) giới thiệu một số nội dung cơ bản Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ. Theo đó:
Thứ nhất, Luật Xử lý vi phạm hành chính
(sửa đổi) sửa đổi, bổ sung nội dung của 61/142 điều, sửa kỹ thuật 09/142 điều, bổ sung mới 03 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 05 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể như sau:
(1) Về các quy định chung, tại Phần thứ nhất sửa đổi, bổ sung tập trung chủ yếu vào các vấn đề về giải thích từ ngữ “
tái phạm”, về việc xử lý đối với trường hợp “
vi phạm hành chính nhiều lần”, về những “
hành vi bị nghiêm cấm”.
(2) Về xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung theo hướng tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực, bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật năm 2012, chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các luật hiện hành; bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt của các chức danh như sửa đổi tên gọi một số chức danh, bổ sung một số chức danh mới, xác định lại thẩm quyền xử phạt của một số chức danh
(đặc biệt là các chức danh thuộc lực lượng thanh tra chuyên ngành); quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của một số chức danh cụ thể theo hướng không bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền.
(3) Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung quy định về tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
(Điều 60), tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(Điều 66), quy định cụ thể các loại thời hạn ra quyết định xử phạt, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau cho từng loại vụ việc
(Điều 66, Điều 125)…; sửa đổi, bổ sung quy định rõ thời hạn lập biên bản, địa điểm lập biên bản, về việc lập, gửi biên bản vi phạm hành chính qua phương thức điện tử, về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính, về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu.
(4) Về thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung quy định về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền đối với tổ chức, bổ sung quy định cụ thể về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(5) Về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, sửa đổi, bổ sung các điều 90, 92, 94 của Luật năm 2012 để quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; làm rõ hơn quy định vi phạm “
02 lần trở lên trong 06 tháng”; thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “
02 lần trở lên trong 06 tháng”là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
(6) Về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, bổ sung vào khoản 1 Điều 122 Luật năm 2012thêm một số trường hợp phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính, đó là “
tạm giữđể thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc" và “
tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy”, quy định bổ sung một số chức danh có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đó là: “
Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy theo Luật Công an nhân dân…”.
(7) Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bãi bỏ quy định về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 06 tháng.
Thứ hai, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC được ban hành ngày 12/02/2020 quy định chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra đối với hoạt động thực thi công vụ XLVPHC, quy định về các hành vi vi phạm tiêu biểu, điển hình và hình thức mức chế tài xử lý tương ứng căn cứ tính chất, mức độ vi phạm trên cơ sở quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008
(sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật viên chức năm 2010, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Hội nghị cũng đã dành thời gian để trao đổi, giải đáp những thắc mắc, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những vấn đề còn chưa rõ trong Luật, Nghị định cho các đồng chí tham dự.
Hội nghị đã góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý và thực thi công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần duy trì trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân./.
Phòng Phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật