Ninh Bình: Sở Tư pháp và Hội Nông dân ký kết chương trình phối hợp về PBGDPL và TGPL

10/07/2008
Thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTG ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân; Căn cứ Chương trình phối hợp thực hiện Chỉ thị số 26/CP giữa Hội Nông dân Việt nam và Bộ Tư pháp ký ngày 01/02/2002 và Công văn số 1502/TTg - V.II ngày 15/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/7 vừa qua, Hội Nông dân và Sở Tư pháp Ninh Bình đã thống nhất ký kết chương trình phối hợp thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTG với các nội dung sau:

Mục đích, yêu cầu:  

Thông qua chương trình phối hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nông dân, qua đó giúp cán bộ, hội viên và nông dân  giải quyết những vướng mắm về pháp luật trong cuộc sống giảm bớt các khiếu kiện vượt cấp, tạo điều kiện để nông dân tham gia quản lý nhà nước phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Xây dựng các xã điểm về phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và cộng tác viên  pháp luật có chuyên môn nghiệp vụ.

Củng cố tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải ở cơ sở, nhằm hoà giải hoặc giải quyết ngay từ cơ sở những mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nông dân.

Nội dung phối hợp:  

Phối hợp chỉ đạo thực hiện PBGDPL và TGPL cho nông dân: phối hợp mở rộng các hình thức, biện pháp PBGDPL có hiệu quả và tăng cường hoạt động TGPL cho nông dân; Xây dựng và khai thác tốt tủ sách pháp luật phục vụ cho việc nghiên cứu pháp luật của nông dân; Xây dựng các câu lạc bộ “nông dân với pháp luật”; Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nông dân làm công tác PBGDPL và TGPL, đội ngũ cộng tác viên pháp luật để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, các khiếu nại, tố cáo của nông dân.

Phối hợp xây dựng các xã điểm về PBGDPL và TGPL: tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật thông qua các lớp học tập pháp luật, xây dựng các câu lạc bộ PBGDPL và TGPL tại xã. Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ có lồng ghép nội dung pháp luật, kết hợp với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, qua đó thu hút đông đảo nông dân tham gia, tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, các vấn đề pháp luật mà nông dân quan tâm và tư vấn pháp luật khi có yêu cầu, xây dựng các tủ sách pháp luật. Tổ chức nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh.

Phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và TGPL: Hàng năm Hội Nông dân các cấp phối hợp với các cơ quan Tư pháp cùng cấp tiến hành tập huấn cho cán bộ hội các cấp những kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan trực tiếp đến nông dân và nông thôn. Phương pháp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thường xảy ra ở nông thôn, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật và TGPl, khả năng tham mưu cho chính quyền xã trong việc xây dựng quy chế dân chủ, hương ước làng xã.

Biên sạon các tài liệu tuyên truyền pháp luật liên quan đến nông dân, nông thôn, giúp cơ quan Tư pháp và Hội nông dân các cấp PBGDPL và TGPL cho đông đảo nông dân ở địa phương.

 

Phối hợp kiện toàn tổ chức hào giải ở cơ sở bảo đảm mỗi tổ hoà giải đều có sự tham gia của hội viên nông dân: cán bộ hội sẽ trực tiếp hoà giải hoặc tham gia hoà giải khi nông dân khiếu kiện; phổ biến kiến thức pháp luật và tư vấn pháp luật cho nông dân; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu kiện.

Để hoạt động phối hợp đạt được hiệu quả, chương trình ký kết cũng đã xác định trách nhiệm của 2 ngành như sau:

Hội Nông dân có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở tư pháp xây dựng kế hoạch liên tịch hàng năm trong đó xác định rõ nội dung phối hợp, nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành, thời gian tổ chức thực hiện, chủ động triển khai thực hiện chương trình phối hợp, chỉ đạo Hội Nông dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân công; Có trách nhiệm bố trí cán bộ công chức đủ năng lực và các điều kiện cần thiết để thực hiện; Đề nghị ngành tư pháp cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến việc thực hiện kế hoạch liên tịch; chủ trì phối hợp với ngành Tư pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; Tổng hợp thông tin báo cáo kết quả thực hiện chương trình phối hợp lên UBND tỉnh và cơ quan cấp trên; chủ trì phối hợp với sở Tư pháp tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp và tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp giữa hai ngành.

Trách nhiệm của Sở Tư pháp: Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch liên tịch, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn phòng tư pháp các huyện, thành, thị thực hiện nhiệm vụ phối hợp; Phân công cán bộ đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ phối hợp; Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bố trí cán bộ, giảng viên cho các lớp tập huấn pháp luật; tổ chức các đoàn trợ giúp pháp lý lưu động, miễn phí tại các xã, phường, thị trấn theo định kỳ hoặc khi nông dân có yêu cầu; hướng dẫn việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ sở và nội dung hoạt động cho các câu lạc bộ pháp luật; phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình phối hợp.

Thiều Thị Tú