Cà Mau – Tích cực thực hiện các trọng tâm trong công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2008

29/06/2008
Thực hiện Quy chế làm việc của Sở, trong ngày 30/6/2008, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã tổ chức họp giao ban, để đánh đánh giá kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2008. Đến dự họp giao ban có gần 50 đ/c là các đ/c trong Ban Giám đốc Sở; Trưởng, phó phòng, Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm thuộc Sở; Trưởng, phó phòng Tư pháp huyện, thành phố; Trưởng, phó THADS cấp tỉnh, huyện và Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh. Đ/c Nguyễn Tiến Hải, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở chủ trì và kết luận. Trong cuộc họp, các đại biểu được trình bày 2 báo cáo: Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra công tác tư pháp tại 9/9 huyện, thành phố và 20 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; Báo cáo kết quả công tác tư pháp tư pháp 6 tháng đầu năm 2008 và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2008. Dưới đây xin nêu lên một số kết quả nổi bật thực hiện các trọng tâm công tác tư pháp Cà Mau 6 tháng đầu năm 2008.

            Ngay từ đầu năm 2008, thông qua hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2008, trên cơ sở Quyết định 49/QĐ-BTP của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp, Sở đã xác định 4 trọng tâm trong công tác tư pháp, đó là: công tác văn bản, công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác thi hành án dân sự và công tác hành chính tư pháp, nhất là công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.

            Sáu tháng qua, công tác trọng tâm thứ nhất về văn bản tỉnh đã tổ chức thực hiện đã có chuyển biến tích cực. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, hoặc trình HĐND tỉnh ban hành Chương trình lập quy năm 2008 gồm 94 văn bản (trong đó: UBND tỉnh có 74 văn bản, HĐND có 20 nghị quyết). Qua đó, đã thẩm định và đã được UBND tỉnh ban hành 20 văn bản (16 quyết đinh, 4 chỉ thị), hiện UBND tỉnh đang trình HĐND tỉnh kỳ họp giữa năm 07 nghị quyết; các phòng tư pháp thẩm định 04 văn bản trước khi trình UBND cùng cấp ban hành. Được phân công, Sở trực tiếp sọan thảo 05 văn bản QPPL, phòng tư pháp soạn thảo 10 văn bản QPPL. Trong công tác rà soát, đã hoàn thành rà soát văn bản QPPL năm 2007, kết quả UBND tỉnh đã công bố 56 văn bản còn hiệu lực, 19 văn bản hết hiệu lực; rà soát văn bản của HĐND tỉnh ban hành năm 2007 trở về trước có 08 nghị quyết hết hiệu lực, đang trình HĐND tỉnh thông qua. Năm 2008 tiến hành theo kế hoạch, Sở tập hợp văn bản QPPL ban hành trong quý I, quý II/2008, kết quả có 18 văn bản thuộc diện rà soát. Nét nổi bật trong 6 tháng qua, Sở đã nổ lực, phối hợp các ngành rà soát các văn bản theo chuyên đề: chiến lược biển có 30 văn bản; công tác quy hoạch có 62 văn bản; về đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển nông thôn có 15 văn bản; về cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO (giai đọan II ở các lĩnh vực: vấn đề phân biệt, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia với hàng hóa dịch vụ…) có 22 văn bản; các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp có 23 văn bản còn hiệu lực thi hành (02 nghị quyết, 09 quyết định, 11 chỉ thị); đang tiến hành rà soát văn bản trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Sở duy trì tập hợp danh mục văn bản QPPL của Trung ương và địa phương ban hành, cập nhật hàng tuần trên website tỉnh Cà Mau (danh mục văn bản QPPL mới ban hành). Các phòng Tư pháp tiến tục rà soát theo kế hoạch, hiện đã tập hợp được 11.458 văn bản, trong đó xác định có 85 văn bản QPPL. Tổ chức lý ý kiến đóng góp của cán bộ, nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản của Trung ương là 04, của địa phương là 05 dự thảo; ngoài ra, các Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện góp ý 28 văn bản của địa phương.

            Về công tác kiểm tra văn bản QPPL: Sở phối hợp cùng Văn phòng HĐND, UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra chuyên đề công tác văn bản, kết quả tiến hành kiểm tra 3/9 huyện; kết hợp kiểm tra hoạt động tư pháp 6 tháng đầu năm ở 6/9 huyện và 20/97 xã, phường, thị trấn. Trong thực hiện tự kiểm tra: 18 văn bản, đạt 100% văn bản QPPL ban hành, qua đó phát hiện có 05 văn bản có sai sót phần căn cứ ban hành và về hình thức, đã thông báo để rút kinh nghiệm. Về kiểm tra theo thẩm quyền: nhận và kiểm tra 41 văn bản do HĐND, UBND cấp huyện gởi về, kết quả có 14 văn bản sai thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chiếm 34,16%; Sở đã gửi văn bản đề nghị UBND cấp huyện rút kinh nghiệm. Sở thực hiện tốt công tác quản lý và giữ thường xuyên mối liên hệ với 30 cộng tác viên kiểm tra văn bản; phối hợp với UBND huyện Phú Tân tập huấn công tác văn bản cho 50 cán bộ làm công tác văn bản của huyện. Nhằm chấn chỉnh công tác ban hành văn bản, Sở đã ban hành kế hoạch, kết hợp với Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp chuẩn bị nội dung tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ sọan thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL cho cán bộ làm công tác văn bản của cấp tỉnh, cấp huyện vào 15 và 16/7/2008 tới. Nhìn chung, trong công tác văn bản là có nhiều điểm tiến bộ so năm 2007, thực hiện theo quy trình ISO 9001:2000, có kiểm tra, đánh giá nội bộ, bảo đảm bám sát yêu cầu, đúng quy trình, thời gian, có sự phối hợp giữa các ngành có liên quan; chất lượng văn bản đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

            Về công tác trọng tâm thứ hai là phổ biến giáo dục pháp luật: Ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh và HĐPH công tác PBGDPL mở hội nghị tổng kết công tác PBGDPL giai đọan 2003 – 2007 theo Quyết định 13/2003/QĐ-TTg và tổng kết công tác PBGDPL năm 2007 (được Chủ tịch UBND tỉnh tặng 99 bằng khen cho tập thể và cá nhân) và triển khai chương trình công tác PBGDPL năm 2008; sơ kết giai đọan 1 Chương trình 212 và triển khai kế hoạch giai đọan II; triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PBGDPL theo Nghị quyết 61/2007/NQ-CP, Quyết định 37/2008/QĐ-TTg và Nghị quyết 98/2007/NQ-HĐND; các chương trình, kế hoạch của HĐPH, Ban Chỉ đạo Chương trình 212 của tỉnh và các Đề án thuộc Chương trình 212; dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí của HĐPH và Ban Chỉ đạo Chương trình 212 năm 2008 trên 1,130 tỷ đồng; xây dựng kế hoạch và chọn 4 điểm chỉ đạo điểm thuộc Chương trình 212 năm 2008; họp bàn giao địa bàn chỉ đạo điểm của Đề án IV năm 2007 cho UBND huyện tiếp tục chỉ đạo. Đến nay, 9/9 HĐPH và Ban Chỉ đạo Chương trình 212 cấp huyện ban hành chương trình PBGDPL năm 2008 và triển khai thực hiện. Sở dự thảo và đang trình ký Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Trong 6 tháng qua toàn tỉnh đã tổ chức PBGDPL 10.729 cuộc (tăng 3 lần so cùng kỳ), có 597.815 lượt người dự (tăng 67,81% so cùng kỳ), nội dung tập trung tuyên truyền trên 30 văn bản luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có các luật mới được Quốc hội thông qua. Toàn tỉnh có 206 báo cáo viên cấp tỉnh; cấp huyện (trong đó cấp tỉnh 70 BCV) và 756 tuyên truyền viên cấp xã. Điểm nổi bật là triển khai các hình thức PBGDPL đa dạng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu của các đối tương đạt hiệu quả cao với các hình thức thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng: Chuyên đề pháp luật và Đời sống phát trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; mở các chuyên mục như: Hộp thư công dân; giải đáp tình huống pháp luật; An ninh Cà Mau; Quốc phòng toàn dân; Dân số sức khỏe; An toàn giao thông;…Duy trì xuất bản định kỳ hàng tháng Bản tin Tư pháp Cà Mau với số lượng 13.200 bản; duy trì chuyên trang pháp luật trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi; thông tin Công đoàn ; Bản tin Tuổi trẻ; Thông tin khoa học – Công nghệ…, thực hiện mua Báo ảnh Đất Mũi, Báo Cà Mau cấp miễn phí cho 89 Trạm truyền thanh xã, thị trấn để đọc tuyên truyền trong nhân dân. Xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật 100% cấp xã; sơ kết thí điểm luân chuyển sách qua Điểm Bưu điện Văn hóa xã qua kiểm tra đạt hiệu quả khá tốt. Tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật như trong học đường; phối hợp Công an tỉnh tổng kết trao giải thưởng cuộc thi viết tìm hiểu Luật Cư trú năm 2007 và cuộc thi tìm hiểu dành cho đối tượng là cán bộ tư pháp – hộ tịch và công an cấp xã, với 881 bài dự thi, chấm và trao giải thưởng cho 14 tập thể, 47 cá nhân với tổng giải thưởng hơn 28 triệu đồng. Tổ chức hội thi tìm hiểu Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đối tượng CB, CC, VC, người lao động tại các huyện, thành phố; lực lượng vũ trang và Liên đoàn lao động tỉnh, kết quả có 13/13 đơn vị cấp huyện, ngành tham gia vòng sơ khảo với 171 đội, 855 thí sinh, qua đó ngày 27/6/2008, Sở đã tổ chức thi vòng tỉnh có 15 đội, 75 thí sinh tham gia và đã trao 8 giải, tổng trị giá 13,5 triệu đồng. Đang phối hợp với BHXH tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức phát động hội thi tuyên truyền viên BHXH, BHYT năm 2008 với quy mô cấp tỉnh. Điểm mới năm 2008 là biên sọan bộ đĩa CD hỏi-đáp pháp luật (l bộ có 3 đĩa) và in, phát hành 279 bộ đến cơ sở để phát trên trạm truyền thanh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân.

            Công tác hòa giải được chú trọng. Các phòng Tư pháp đã tập huấn được 12 cuộc cho 670 hòa giải viên cơ sở; UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã chi kinh phí hòa giải ở cơ sở, trong đó 2 huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi đã đảm bảo hỗ trợ mục chi này. Các tổ hòa giải đã tổ chức hòa giải 1998 đơn/2460 đơn, hòa giải thành 1383 đơn đạt tỷ lệ 69,22% (tăng trên 9% so cùng kỳ) kết quả các bên cam kết hoàn trả cho nhau trên 2,340 tỷ đồng, 153 chỉ vàng, trên 29.500 m2 đất

            Hoạt động trợ giúp pháp lý đang phát triển: Về tổ chức, Sở Tư pháp đã xây dựng và được UBND tỉnh ban hành Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh Trung tâm TGPL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2010; UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL. Trong 6 tháng qua, biên chế của Trung tâm TGPL được bổ sung 10 (nâng tổng số biên chế được giao 22 biên chế), UBND tỉnh đã quyết định thành lập 02 Chi nhánh TGPL tại huyện Trần Văn Thời và Năm Căn (mỗi chi nhánh 02 biên chế). Toàn tỉnh có 115 cộng tác viên (cấp tỉnh 35, cấp huyện, cấp xã 88); 9/9 Tổ cộng tác viên trợ giúp pháp lý với 45 thành viên; 20 Câu lạc bộ TGPL (cấp xã) với 196 thành viên và 01 Câu lạc bộ TGPL (cấp tỉnh) với 11 thành viên. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đợt l/2008, 01 cuộc (03 ngày) cho 70 CB, CV, trợ giúp viên, cộng tác viên cấp tỉnh, huyện, thành viên câu lạc bộ TGPL. Trong 6 tháng đầu năm các đơn vị thực hiện trợ giúp 540 vụ việc, trong đó Trung tâm nhận trợ giúp: 308 vụ, 345 lượt người (trợ giúp và tư vấn tại trụ sở: 135 vụ, trợ giúp lưu động 23 cuộc: 173 vụ, gồm: 75 người nghèo, 51 đối tượng chính sách và 182 người ngoài đối tượng; cử luật sư đại diện bào chữa 22 vụ); các Câu lạc bộ TGPL: thực hiện tư vấn pháp luật cho 152 trường hơp, có 56 trường hợp ngoài đối tượng; các tổ cộng tác viên TGPL cấp huyện thực hiện trợ giúp 80 vụ việc, trong đó: hộ nghèo 40 đối tượng, hộ chính sách: 32 đối tượng và phụ nữ 08. Các Câu lạc bộ, Tổ cộng tác viên TGPL sinh hoạt 21 cuộc, có 265 lượt người dự; CLB TGPL tỉnh sinh hoạt 02 cuộc, 350 lượt người dự; thực hiện tuyên truyền pháp luật và TGPL 75 cuộc, cho 1.615 người. Ngoài ra các cơ sở trong tỉnh còn thường xuyên TGPL, tư vấn pháp luật cho nhân dân khi có yêu cầu.

Về trọng tâm thứ 3 là công tác thi hành án dân sự: Về việc: Tổng số thụ lý 10.638 việc, tăng so cùng kỳ16%, Trong số việc có điều kiện đã giải quyết và xếp loại: Thi hành xong 2.612/6.132 việc có điều kiện, đạt tỉ lệ 43%; thi hành dở dang 1.614  việc; chưa thi hành được 1.906 việc. Trong số việc chưa có điều kiện đã giải quyết và xếp loại: Trả đơn 308 việc; Hoãn 2.035 việc; Tạm đình chỉ 02 việc; Xếp loại lý do khác 2.018 việc. Số việc chuyển  kỳ sau   :  8.067 việc. Về giá trị: Tổng số trên 218,1 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ 21%; Số đã thi hành xong 20,3 tỷ đ/100,5 tỷ đ có điều kiện, đạt tỉ lệ 20%; Số trả đơn 12,6 tỷ đ; Số chuyển kỳ sau 183,7 tỷ đồng.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thi hành án dân sự: Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo THA tỉnh đã nhận trong 6 tháng là 322 đơn (có 03 đơn tố cáo). Về tính chất đơn thư khiếu nại, chủ yếu là khiếu nại của người được THA khiếu nại việc THA chậm (217 đơn), số còn lại là khiếu nại các CHV thiếu quan tâm giải quyết nhanh vụ việc, khiếu nại các quyết định áp dụng THA của CHV, thủ trưởng Cơ quan THA. Thi hành án tỉnh đã giải quyết 51 đơn; cấp huyện giải quyết là 40 đơn.

Công tác tổ chức THADS: Sở đã chỉ đạo Cơ quan THADS triển khai Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thành lập 02 phòng chuyên môn thuộc THADS tỉnh. Tổ chức thi tuyển 02 chuyên viên; Bộ Tư pháp bổ nhiệm thêm 02 CHV cấp tỉnh (từ CHV cấp huyện); bổ nhiệm mới 01 CHV cấp huyện (tiếp nhận từ cơ quan khác); miễn nhiệm 01 CHV cấp huyện để chuyển công tác sang địa phương khác; nâng toàn tỉnh có 32 CHV (trong đó có 07 CHV cấp tỉnh); số lượng CHV, CV, cán bộ THA trong toàn tỉnh hiện có 95/111 biên chế kế hoạch.Đã tổ chức 01 cuộc tập huấn nghiệp vụ, 54 CB,CC THADS cấp tỉnh, CHV, CV THADS cấp huyện, thời gian tập huấn 03 ngày. Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát công tác THADS trong năm 2007 và quý I/2008 theo kế hoạch của HĐND tỉnh đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót để có biện pháp khắc phục tới.

Về thực hiện trọng tâm thứ tư: công tác hành chính tư pháp: Thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tư pháp. Sở đã thành lập Tổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; bàn giao toàn bộ các loại việc thuộc thẩm quyền từ Phòng HCTP&BTTP qua VPS phụ trách; Hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch và công chứng cho xã, phường, thị trấn nhằm chấn chỉnh công tác đăng ký khai sinh, điều chỉnh, cải chính các giấy tờ hộ tịch, hướng dẫn việc chứng thực đối với tài liệu, giấy tờ có tiếng nước ngoài. Đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét kiến nghị UBND tỉnh có chủ trương về hỗ trợ kinh phí cho các cấp thực hiện miễn lệ phí hộ tịch theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với Sở LĐTB-XH tiến hành khảo sát tình hình tiếp nhận và hồ sơ của trẻ em được công bố có đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ cho nhận con nuôi từ năm 2005 đến nay. Về Công chứng: thực hiện tổng số 4.176 việc, thu lệ phí 499.180.000 đồng; Chứng thực cấp huyện: được 2.826 việc, thu lệ phí 22.247.000 đồng; Chứng thực cấp xã: chứng thực 94.657 việc, thu lệ phí 212.469.000 đồng. Về công tác hộ tịch: Công tác đăng ký quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài: Đăng ký kết hôn: 111 cặp (tăng 09 cặp so cùng kỳ năm 2007); đăng ký khai sinh 15 trường hợp; đăng ký nuôi con nuôi 17 trường hợp; xin chứng nhận quốc tịch 03 trường hợp; ghi chú kết hôn: 415 trường hợp (tăng 59% so cùng kỳ năm 2007); đăng ký nhận cha, mẹ, con 01 trường hợp. Công tác đăng ký quản lý hộ tịch trong nước: 22.985 trường hợp, tăng  58 % so cùng kỳ năm 2008. Về Cấp phiếu lý lịch tư pháp:  Nhận 319 hồ sơ (tăng 23 hồ sơ so cùng kỳ năm 2007).

Công tác quản lý tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp: Tiếp tục phối hợp với các ngành kiện toàn lực lượng GĐV chuyên ngành, đã đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ GĐV Tư pháp cho một trường hợp thuộc lĩnh vực xây dựng nâng tổng số toàn tỉnh có 29 giám định viên  thuộc 8 lĩnh vực (tăng 01 giám định viên so cùng kỳ năm 2007); đang phối hợp với các ngành, chỉ đạo các Tổ chức giám định chuẩn bị nội dung sơ kết 4 năm thực hiện Pháp lệnh Giám định tư pháp. Quản lý luật sư:  Tính đến nay tỉnh Cà Mau có 22 luật sư thành viên, hoạt động trong 08 Văn phòng luật sư (giảm 01 luật sư và 03 văn phòng so cùng kỳ năm 2007). Hoạt động bán đấu giá tài sản: Trung tâm đã ký kết 101 hợp đồng, năm 2007 chuyển sang 18 hợp đồng nâng tổng số 119 hợp đồng; tổng giá trị hợp đồng tính theo giá khởi điểm là gần 79,750 tỷ đồng; Tổng số đã thực hiện 39/39 cuộc đấu giá thành; tổng giá trị tài sản bán được  gần 46,1 tỷ đồng (tăng 9,7 lần so cùng kỳ 2007; tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm gần 15,830 tỷ đồng (tăng gần 30 lần so cùng kỳ năm 2007 – đạt kỷ lục từ khi thành lập đơn vị đến nay).

Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức, cán bộ, xây dựng Ngành: Xây dựng và trình UBND tỉnh Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 132, đang chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Xây dựng kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi một số cán bộ theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm  2007 quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2008; Triển khai mạng tin học nội bộ chương trình 112 do UBND tỉnh đầu tư, gồm 01 máy chủ và 06 máy trạm; 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và đang phát huy tốt; nhằm thực hiện cải cách hành chính, từ ngày 01/5/2008 Sở Tư pháp đã cập nhật thông báo kết quả giải quyết các hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lên mạng Internet và niêm yết công khai tại trụ sở. Phối hợp Trường Trung học Kinh tế - Kỷ thuật tỉnh và Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh khai giảng lớp trung học khóa 3 cho 73 HV.

 Công tác chỉ đạo, điều hành: Sau khi dự hội nghị triển khai công tác năm 2008 và tiếp thu Quyết định số 49/QĐ-BTP ngày 16/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2008. Điểm mới là tại hội nghị này đã thảo luận sâu 03 chuyên đề: về thi hành án dân sự, công tác văn bản quy phạm pháp luật và công tác hộ tịch. Giám đốc Sở đã thành lập 03 Đoàn kiểm tra công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2008, đã tiến hành kiểm tra tại Phòng Tư pháp 9/9 huyện, thành phố và 20 đơn vị cấp xã; 1 đoàn phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND kiểm tra chuyên đề công tác văn bản 3/9 huyện. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt các quy trình quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 theo sổ tay chất lượng với 36 quy trình đã ban hành. Kết quả đơn vị Quacert đã tổ chức đánh giá chính thức và đề nghị công nhận Sở Tư pháp đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trên 08 lĩnh vực, gồm 12 quy trình. Sở tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có 86 đ/c dự (cấp Giấy chứng nhận Bồi dưỡng nghiệp vụ Tư pháp).

 Công tác thi đua, khen thưởng: Tiến hành sơ kết phong trào thi đua đợt 1/2008 và phát động thi đua đợt 2/2008. Kết quả Giám đốc Sở đã quyết định tặng giấy khen cho 04 tập thể và 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đợt 1/2008. Tiến hành ký kết và phát động thi đua, đăng ký thi đua với khu vực ĐBSCL; Khối thi đua nội chính tỉnh suy tôn và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua cho Sở Tư pháp năm 2007 và tặng cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua các đơn vị thuộc Sở, ban,ngành cấp tỉnh cho Văn phòng Sở năm 2007. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Sở tổ chức, hoạt động khá sôi nổi theo kế hoạch.

Tóm lại, 6 tháng qua triển khai những mặt công tác trọng tâm xác định từ đầu năm 2008 đến nay đã thu được kết quả thực hiện khá đồng bộ, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao. So với cùng kỳ năm 2007, trong chỉ đạo có nhiều mặt công tác được thực hiện có kết quả tốt hơn, chuyển biến tích cực hơn nhất các mặt văn bản, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hành chính tư pháp, nhất cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Lãnh đạo Sở Tư pháp đã tích cực đổi mới trong phương pháp điều hành, chỉ đạo; kiên quyết cải tiến lề lối làm việc theo tinh thần cải cách hành chính, cải cách tư pháp và bám sát nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2008 của ngành, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm từng thời gian để tập trung chỉ đạo. Đáng chú ý là việc chỉ đạo của lãnh đạo Sở, phòng, trung tâm được gắn chặt với từng địa bàn, góp phần tháo gỡ khó khăn trên lĩnh vực công tác Tư pháp ở cấp huyện và cơ sở ngay từ khi phát sinh. Các đơn vị thuộc Sở đã phát huy được được tính chủ động, tích cực trong tham mưu chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn gắn với vận hành tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ở Sở Tư pháp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, cũng như tại các Phòng Tư pháp theo UBND huyện, thành phố, ứng dụng tích cực công nghệ thông tin, thường xuyên sử dụng thông tin, báo cáo qua hộp thư điện tử. Vai trò tham mưu của Phòng Tư pháp cấp huyện được phát huy khá tốt trong việc giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính sách, pháp luật. Cán bộ Tư pháp-Hộ tịch cấp xã đã có nhiều cố gắng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thể hiện chất lượng, hiệu quả của công tác tư pháp từng bước được nâng lên, cơ quan tư pháp cũng từng bước tạo được vị thế của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, quan tâm thỏa mãn công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật và ISO 9001:2000. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém. Qua giao ban, Sở đã chỉ ra nguyên nhân và có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể bằng văn bản kết quả tổng hợp kiểm tra công tác tư pháp vừa qua. Hy vọng rằng, thời gian tới toàn ngành Tư pháp Cà Mau phát huy ưu điểm, ra sức khắc phục hạn chế, thiếu sót để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề ra từ đầu năm 2008.

 Thùy Trang