Hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản QPPL trong cả nước kỳ 2019 - 2023

10/07/2024
Hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản QPPL trong cả nước kỳ 2019 - 2023
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP) và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2023 - 2024, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đã xây dựng kế hoạch, triển khai rà soát, hệ thống hóa văn bản, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023 thuộc trách nhiệm của cơ quan, địa phương mình theo đúng quy định của pháp luật.
Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023 của 24 bộ, cơ quan ở Trung ương và 63 địa phương đã được Bộ Tư pháp tổng hợp Báo cáo Lãnh đạo Chính phủ tại Báo cáo số 253/BC-BTP ngày 21/6/2024 về kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2019 - 2023.
Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL do các bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương công bố được tổng hợp cụ thể như sau:
Tại Trung ương
- Tổng số văn bản QPPL còn hiệu lực: 8.489 văn bản;
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 4019 văn bản;
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 1.724 văn bản;
- Tổng số văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 760 văn bản.
Tại cấp tỉnh
- Tổng số văn bản QPPL còn hiệu lực: 32.251 văn bản (bao gồm: 10.139 văn bản của HĐND, 22.112 văn bản của UBND).;
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 16.205 văn bản (bao gồm: 4.217 văn bản của HĐND; 11.988 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 3.177 văn bản (bao gồm: 1.053 văn bản của HĐND; 2.124 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 4.755 văn bản (bao gồm: 1.303 văn bản của HĐND; 3.452 văn bản của UBND).

 
Tại cấp huyện
- Tổng số văn bản QPPL còn hiệu lực: 11.174 văn bản (bao gồm:  1.412 văn bản của HĐND; 9.762 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 10.457 văn bản (bao gồm: 3.038 văn bản của HĐND; 7.419 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 197 văn bản (bao gồm: 39 văn bản của HĐND; 158 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 1.087 văn bản. (bao gồm: 187 văn bản của HĐND; 900 văn bản của UBND).
 

Đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản QPPL
 
Tại cấp xã
- Tổng số văn bản QPPL còn hiệu lực: 5.043 văn bản (bao gồm: 1.941 văn bản của HĐND; 3.102 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 9.495 văn bản (bao gồm: 7.621 văn bản của HĐND; 1.874 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 56 văn bản (bao gồm: 20 văn bản của HĐND; 36 văn bản của UBND);
- Tổng số văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 236 văn bản. (bao gồm: 161 văn bản của HĐND; 75 văn bản của UBND).
Việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản cơ bản đã được các cơ quan quan tâm thực hiện từ sớm, có kế hoạch chi tiết, tổ chức tập huấn, hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc hệ thống hóa văn bản QPPL tại cơ quan mình. Các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác hệ thống hóa văn bản QPPL đối với việc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như để bảo đảm sự minh bạch, thống nhất của hệ thống pháp luật. Việc triển khai hệ thống hóa văn bản QPPL tại cấp huyện, cấp xã cũng được UBND cấp tỉnh quan tâm thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương đã xác định và tập hợp được tương đối chính xác, đầy đủ các văn bản QPPL thuộc đối tượng, phạm vi văn bản thuộc trách nhiệm phải hệ thống hóa văn bản QPPL. Trên cơ sở đó, các cơ quan đã rà soát, xác định được cụ thể tình trạng pháp lý của văn bản, sắp xếp các văn bản vào các danh mục theo các tiêu chí bảo đảm sự rõ ràng, chính xác. Hầu hết các bộ, ngành địa phương đã thực hiện đăng tải kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, một số cơ quan, địa phương đã thực hiện việc in ấn, phát hành tập hệ thống hóa QPPL để các cơ quan, đơn vị có liên quan có thể tra cứu, thực hiện pháp luật được thuận lợi.
Qua thông tin báo cáo, đánh giá của các bộ, ngành, địa phương về hệ thống văn bản QPPL được hệ thống hóa cho thấy, các văn bản được ban hành cơ bản đã tuân thủ về trình tự, thủ tục, thể thức ban hành văn bản; nội dung của các văn bản khi xây dựng được chú trọng để bảo đảm không trái với các quy định trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế. Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát, bãi bỏ các văn bản QPPL đã không còn được áp dụng trên thực tế để bảo đảm tính minh bạch của hệ thống pháp luật.
 
 
Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản của các Bộ, ngành và địa phương và kiến nghị của Bộ Tư pháp, tại Công văn số 4633/VPCP-PL ngày 03/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luạt kỳ 2019-2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản nói riêng và công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản nói chung. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản QPPL hoặc kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản để bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đối với các bộ, cơ quan, địa phương chưa công bố đầy đủ kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL khẩn trương hoàn thiện kết quả hệ thống hóa và công bố theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; đồng thời, tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao năng lựccho đội ngũ công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm kinh phí theo quy định pháp luật cho công tác này; đăng tải văn bản QPPL lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đầy đủ và kịp thời, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.
Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL để tăng cường hơn nữa trách nhiệm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ về rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL./.
 
Trần Huyền Lê