Công tác tư pháp 06 tháng đầu năm 2024: Ghi dấu ấn với nhiều kết quả nổi bậtNgày 10/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 06 tháng đầu năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu (điểm cầu Trung ương - điểm cầu chính và điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Hội nghị do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng cùng dự. Dự Hội nghị sơ kết còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội và địa phương.Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 1) trong số các bộ, ngành được đánh giá
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Tư pháp, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ theo các chương trình, kế hoạch công tác, các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thêm, đặc biệt là 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 130 nhóm nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác được đề ra tại Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ.
Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 1) trong số các bộ, ngành được đánh giá. Trong 06 tháng đầu năm, Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo tăng cường các cuộc họp, chỉ đạo trực tuyến; rà soát tổng thể, ban hành Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện cải cách hành chính và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong việc thực hiện công tác chuyên môn, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo quyết liệt. Trong đó, Bộ Tư pháp đã ban hành 11 Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; công bố công khai đối với 154 TTHC thuộc các lĩnh vực trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, hộ tịch, quốc tịch.
Công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện pháp luật được Bộ, ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và có nhiều đổi mới. Trong 06 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 292 văn bản quy phạm pháp luật (tương đương so với cùng kỳ 2023); các địa phương ban hành 1.528 VBQPPL cấp tỉnh, 1.038 VBQPPL cấp huyện và 810 VBQPPL cấp xã. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc lập đề nghị, trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến nhiều dự án quan trọng do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo (Luật Thủ đô, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng…).
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng trình bày tóm tắt Báo cáo sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2024.
Đối với công tác thi hành án dân sự, trong 09 tháng đầu năm 2024 (thời gian tính theo tháng kế tiếp tháng tổng kết của năm liền trước), toàn Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong gần 404.000 việc, tăng 21.711 việc (tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2023); đạt tỉ lệ 65,24% với hơn 73.000 tỷ đồng; tăng hơn 2.736 tỷ đồng (tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2023), đạt tỉ lệ 27,6% (giảm 4,86% so với cùng kỳ năm 2023). Kết quả theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) 06 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, cụ thể, các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 1.387 việc, trong đó số cũ chuyển sang là 776 việc, số tiếp nhận mới là 611 việc; đã thi hành xong 400 việc (tăng 184 bản án so với cùng kỳ năm 2023); đang tiếp tục thi hành 979 bản án.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục được xác định là giải pháp chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp. Bên cạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực, triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo”. Đặc biêt, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp đã hoàn thành nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất, lộ trình xử lý VBQPPL để thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân theo yêu cầu của Tổ Công tác Đề án 06 của Chính phủ; triển khai giải pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. 63/63 địa phương đã cung cấp dịch vụ công (gồm: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn) trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh/thành phố, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời triển khai kết nối liên thông dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử...
Các mặt công tác khác của Bộ, ngành Tư pháp cũng tiếp tục được triển khai nghiêm túc, chủ động, bám sát các văn bản chỉ đạo của của các cấp và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tập trung nguồn lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong 06 tháng cuối năm
Kế thừa, phát huy giá trị truyền thống, những kết quả đạt được và với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Đồng thời, tham mưu thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ chất lượng các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, nhất là dự án Luật Công chứng và các Báo cáo của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc điều hành phiên thảo luận.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; tăng cường quản lý nhà nước và triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết thực, hiệu quả, kịp thời theo yêu cầu của Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ.
Tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành Tư pháp đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại Hội nghị.
Ngoài ra, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công tác khác của Bộ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về một số nội dung như: các khó khăn, vướng mắc và giải pháp thực hiện trong công tác thi hành án; tổ chức triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; giải pháp để triển khai số hóa sổ hộ tịch, hưởng ứng Kế hoạch thi đua cao điểm “Đẩy mạnh tiến độ hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch”; các điều kiện cần thiết để thi hành Luật Đấu giá tài sản…
Đồng chí Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật cho biết, để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ cho người làm công tác pháp chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác pháp chế, yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế, ngày 18/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 56/2024/NĐ-CP).
Nghị định số 56/2024/NĐ-CP gồm 4 điều trong đó sửa đổi, bổ sung 10 điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Bên cạnh việc bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi, đối tượng điều chỉnh, Nghị định còn sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế; bổ sung 03 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác pháp chế; bãi bỏ 01 điều và một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
Trong lĩnh vực thi hành án, đồng chí Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, trong thời gian qua, công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong Hệ thống THADS được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hệ thống; nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, đồng chí đề xuất một số giải pháp như: Tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành liên quan; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về THAHC, trong đó tập trung phối hợp với TAND tối cao nghiên cứu, sửa đổi Luật Tố tụng hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác THAHC; tập trung mọi nguồn lực, rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo...Một số hình ảnh khác:
Trung tâm Thông tin
Công tác tư pháp 06 tháng đầu năm 2024: Ghi dấu ấn với nhiều kết quả nổi bật
10/07/2024
Ngày 10/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 06 tháng đầu năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu (điểm cầu Trung ương - điểm cầu chính và điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Hội nghị do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng cùng dự. Dự Hội nghị sơ kết còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội và địa phương.
Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 1) trong số các bộ, ngành được đánh giá
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Tư pháp, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ theo các chương trình, kế hoạch công tác, các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thêm, đặc biệt là 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 130 nhóm nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác được đề ra tại Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ.
Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 1) trong số các bộ, ngành được đánh giá. Trong 06 tháng đầu năm, Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo tăng cường các cuộc họp, chỉ đạo trực tuyến; rà soát tổng thể, ban hành Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện cải cách hành chính và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong việc thực hiện công tác chuyên môn, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo quyết liệt. Trong đó, Bộ Tư pháp đã ban hành 11 Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; công bố công khai đối với 154 TTHC thuộc các lĩnh vực trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, hộ tịch, quốc tịch.
Công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện pháp luật được Bộ, ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và có nhiều đổi mới. Trong 06 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 292 văn bản quy phạm pháp luật (tương đương so với cùng kỳ 2023); các địa phương ban hành 1.528 VBQPPL cấp tỉnh, 1.038 VBQPPL cấp huyện và 810 VBQPPL cấp xã. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc lập đề nghị, trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến nhiều dự án quan trọng do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo (Luật Thủ đô, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng…).
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng trình bày tóm tắt Báo cáo sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2024.
Đối với công tác thi hành án dân sự, trong 09 tháng đầu năm 2024 (thời gian tính theo tháng kế tiếp tháng tổng kết của năm liền trước), toàn Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong gần 404.000 việc, tăng 21.711 việc (tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2023); đạt tỉ lệ 65,24% với hơn 73.000 tỷ đồng; tăng hơn 2.736 tỷ đồng (tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2023), đạt tỉ lệ 27,6% (giảm 4,86% so với cùng kỳ năm 2023). Kết quả theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) 06 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, cụ thể, các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 1.387 việc, trong đó số cũ chuyển sang là 776 việc, số tiếp nhận mới là 611 việc; đã thi hành xong 400 việc (tăng 184 bản án so với cùng kỳ năm 2023); đang tiếp tục thi hành 979 bản án.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục được xác định là giải pháp chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp. Bên cạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực, triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo”. Đặc biêt, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp đã hoàn thành nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất, lộ trình xử lý VBQPPL để thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân theo yêu cầu của Tổ Công tác Đề án 06 của Chính phủ; triển khai giải pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. 63/63 địa phương đã cung cấp dịch vụ công (gồm: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn) trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh/thành phố, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời triển khai kết nối liên thông dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử...
Các mặt công tác khác của Bộ, ngành Tư pháp cũng tiếp tục được triển khai nghiêm túc, chủ động, bám sát các văn bản chỉ đạo của của các cấp và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tập trung nguồn lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong 06 tháng cuối năm
Kế thừa, phát huy giá trị truyền thống, những kết quả đạt được và với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Đồng thời, tham mưu thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ chất lượng các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, nhất là dự án Luật Công chứng và các Báo cáo của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc điều hành phiên thảo luận.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; tăng cường quản lý nhà nước và triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết thực, hiệu quả, kịp thời theo yêu cầu của Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ.
Tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành Tư pháp đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại Hội nghị.
Ngoài ra, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công tác khác của Bộ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về một số nội dung như: các khó khăn, vướng mắc và giải pháp thực hiện trong công tác thi hành án; tổ chức triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; giải pháp để triển khai số hóa sổ hộ tịch, hưởng ứng Kế hoạch thi đua cao điểm “Đẩy mạnh tiến độ hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch”; các điều kiện cần thiết để thi hành Luật Đấu giá tài sản…
Đồng chí Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật cho biết, để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ cho người làm công tác pháp chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác pháp chế, yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế, ngày 18/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 56/2024/NĐ-CP).
Nghị định số 56/2024/NĐ-CP gồm 4 điều trong đó sửa đổi, bổ sung 10 điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Bên cạnh việc bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi, đối tượng điều chỉnh, Nghị định còn sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế; bổ sung 03 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác pháp chế; bãi bỏ 01 điều và một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
Trong lĩnh vực thi hành án, đồng chí Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, trong thời gian qua, công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong Hệ thống THADS được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hệ thống; nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, đồng chí đề xuất một số giải pháp như: Tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành liên quan; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về THAHC, trong đó tập trung phối hợp với TAND tối cao nghiên cứu, sửa đổi Luật Tố tụng hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác THAHC; tập trung mọi nguồn lực, rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo...
Một số hình ảnh khác:
Trung tâm Thông tin