Tham dự hội nghị còn có đại diện Tổng Cục Thi hành án; Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,… cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động của Văn phòng Bộ.
Trong năm 2021, Văn phòng Bộ đã bám sát Chương trình công tác của Bộ, Ngành, ban hành đúng tiến độ Kế hoạch công tác năm của đơn vị và tích cực triển khai ngay từ những ngày đầu năm.
Công tác tham mưu, tổng hợp tiếp tục được tăng cường, kịp thời và ngày càng nề nếp. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, xây dựng và tổ chức thực hiện lịch làm việc tuần, tháng của Lãnh đạo Bộ bảo đảm tính khoa học, hợp lý.
Văn phòng đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, chuẩn bị nội dung phục vụ các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ, các cuộc họp giao ban Lãnh đạo Bộ; kịp thời xây dựng, ban hành các thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ, theo đó từ đầu năm đến nay Văn phòng đã xây dựng, ban hành 81 thông báo kết luận, kịp thời truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Cùng với đó, Văn phòng kịp thời tham mưu Lãnh đạo Bộ điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 (như Kế hoạch xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; Kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các chuyến công tác địa phương...).
Về Công tác cải cách hành chính, Văn phòng đã tham mưu Bộ trưởng ban hành và tổ chức triển khai bài bản Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2021 (Quyết định số 2647/QĐ-BTP ngày 31/12/2020). Thực hiện Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” (ban hành kèm theo Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Văn phòng Bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số CCHC của Bộ; thẩm định kết quả tự chấm điểm về cải cách thể chế của các Bộ, ngành, địa phương. Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ (tháng 5/2021), Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 3) trong số các bộ, ngành được đánh giá.
Văn phòng Bộ thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thông qua việc chia sẻ báo cáo từ các Bộ, ngành, địa phương (qua hộp thư điện tử) cho đầu mối tổng hợp tại các đơn vị thuộc Bộ cùng sử dụng chung, góp phần hạn chế số lượng báo cáo vào các dịp sơ kết, tổng kết; thực hiện việc đăng tải các báo cáo phục vụ các cuộc họp giao ban...
Về công tác phòng chống dịch Covid-19, Văn phòng Bộ đã tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Bộ Tư pháp và Lãnh đạo Bộ có nhiều văn bản yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ rà soát, siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc, đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn cán bộ, công chức, người lao động thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới…
Đặc biệt, công tác tổ chức tiêm phòng vắc xin Covid-19, Văn phòng đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai kịp thời tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho gần 1.300 người (đã tổ chức tiêm xong sớm 02 mũi; tích cực tổ chức tiêm mũi tăng cường cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, hiện nay đã tổ chức tiêm xong cho khoảng 360 người).
Công tác tổ chức hành chính, lưu trữ, thư viện tiếp tục được duy trì, ổn định. Công tác tài chính, kế toán, quản trị được thực hiện kịp thời, phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị. Công tác đội xe, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy được thực hiện tốt, chưa để xảy ra sai sót, mất an toàn, an ninh.
Năm 2022, Văn phòng Bộ tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện có hiệu quả 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2022, Chương trình hành động của Bộ, Ngành thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022. Tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch đảm bảo tính khả thi, không để xảy ra tình trạng xin rút, hoãn hay nợ đọng đối với các đề án, văn bản trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các đề án, văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp. Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng 100% các văn bản, Đề án do Văn phòng Bộ chủ trì xây dựng. Tham gia có chất lượng vào việc xây dựng, hoàn thiện đề án, văn bản, nhất là đối với các văn bản, đề án trình cấp trên. Theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện các Kế hoạch công tác của Bộ, Ngành, đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện theo đúng tiến độ.
Tiếp tục duy trì có hiệu quả việc cập nhật, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ giao. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030; quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo khác về cải cách hành chính; thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ; chuẩn hóa và hiện đại hóa quy trình xử lý văn bản đi đến; sắp xếp, chỉnh lý tài liệu thu về từ Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ; phục vụ, tra tìm, khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ lãnh đạo, cán bộ, công chức trong và ngoài cơ quan theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án số hoá, Phần mềm lưu trữ trong toàn cơ quan Bộ; thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan Bộ; các nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy, quốc phòng và dân quân tự vệ của Bộ.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Văn phòng Bộ đã đạt được trong năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt trong công tác truyền thông, đơn vị đã tham mưu cho Bộ ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2026”...
Để đảm bảo việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành Tư pháp năm 2022, Thứ trưởng đề nghị Văn phòng Bộ thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Văn phòng Bộ. Quá trình thực hiện quyết liệt theo phương châm của lời Bác Hồ dạy “kế hoạch 10 phần, biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần”, bên cạnh đó, Văn phòng Bộ phải chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động; thứ hai, xây dựng biện pháp, giải pháp để tăng cường cải cách hành chính thực chất, trong đó lưu ý đổi mới cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số.
Thứ ba, tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hoá; thứ tư, đổi mới, thực hiện tốt công tác kế hoạch tài chính-kế toán, trong đó chủ động phối hợp Cục Kế hoạch-Tài chính và các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thanh, quyết toán ngay từ đầu năm; thứ năm, quan tâm, trập trung cao độ, bảo đảm tiến độ, chất lượng hiệu quả Dự án đầu tư trung hạn về cải tạo tại trụ sở 60 Trần Phú trong năm 2022; thứ sáu, đẩy mạnh công tác truyền thông của Bộ, ngành; thứ bảy, tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định pháp luật, kiện toàn theo quy chế, Thứ trưởng lưu ý Văn phòng Bộ là đầu mối thường giúp Bộ xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.