Báo Pháp luật Việt Nam

28/06/2023

Theo quy định tại Quyết định số 1188/QĐ-BTP ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Pháp luật Việt NamBáo Pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

I. Vị trí và chức năng 
1. Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; truyền thông, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia định hướng tư tưởng, phản biện xã hội khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và tự lực tự cường của nhân dân, đồng hành với an sinh xã hội. 
Báo Pháp luật Việt Nam chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Báo Pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Báo) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn 
Báo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch, đề án, dự thảo văn bản thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng năm của Báo; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
3. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo. 
4. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm báo in, báo điện tử, báo đa phương tiện, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, kênh truyền hình pháp luật phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông. 
5. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật, hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các ấn phẩm báo chí in và báo điện tử, góp phần hoàn thiện pháp luật, tạo đồng thuận xã hội.
6. Phản ánh, hướng dẫn, định hướng dư luận xã hội; tổ chức các diễn đàn, tạo đàm, hội thảo trao đổi về hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật, hoạt động tư pháp và các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội và trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp theo phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, đề cao ý thức thượng tôn pháp luật. 
8. Phát hiện, phản ánh, tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong hoạt động tư pháp và trong xã hội thông qua các tác phẩm báo chí; đấu tranh chống các luận điểm sai trái, thù địch chống Đảng, chống nhà nước; tiếp nhận, xử lý đơn thư bạn đọc theo quy định pháp luật.
9. Tổ chức, tham gia các chương trình hoạt động xã hội từ thiện, các cuộc thi báo chí và các cuộc thi khác phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành Tư pháp, của Báo theo đúng tôn chỉ, mục đích và các hoạt động an sinh xã hội khác.
10. Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông, tổ chức sự kiện và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật. 
11. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức  trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo.
12. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
13. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
15. Thực hiện công tác cải cách hành chính; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước và an toàn an ninh mạng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Báo theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
16. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật và của Bộ.
17. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động của Báo theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc 
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm: 
a) Lãnh đạo Báo: 
Lãnh đạo Báo gồm có Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập. Số lượng Phó Tổng biên tập thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo. 
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các đơn vị thuộc Báo: 
- Ban Trị sự; 
- Ban Thư ký toà soạn Báo in;
- Ban Thư ký toà soạn Báo điện tử; 
- Ban Nội chính;
- Ban Thời sự chính trị; 
- Ban Kinh tế; 
- Ban Văn hóa - Xã hội; 
- Ban Bạn đọc; 
- Ban Doanh nhân và Pháp luật;
- Ban Chuyên đề;
- Ban Truyền thông đa phương tiện; 
- Phòng Kế hoạch - Tài chính. 
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Báo tại điểm này do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Đơn vị sự nghiệp thuộc Báo: Trung tâm Truyền thông pháp luật Việt Nam
Tổng biên tập Báo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp thuộc Báo để hoạt động dịch vụ theo quy định pháp luật. 
d) Văn phòng đại diện thuộc Báo:
 - Văn phòng đại diện tại tỉnh Lào Cai (thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc);
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hải Phòng (thuộc vùng đồng bằng sông Hồng);
- Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng (thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung);
- Văn phòng đại diện tại tỉnh Gia Lai (thuộc vùng Tây Nguyên);
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc vùng Đông Nam Bộ);
- Văn phòng đại diện tại thành phố Cần Thơ (thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long).
Tổng biên tập Báo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được Bộ trưởng phê duyệt chủ trương theo quy định pháp luật.
đ) Đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện là đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Báo.
e) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Báo tại điểm b, điểm c, điểm d do Tổng biên tập Báo quy định. 
2. Số lượng người làm việc của Báo thực hiện theo quy định pháp luật.

- Địa chỉ: Số 42 Ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội

- Điện thoại: 04.37245180

- Fax: 04.37245181

- Thư điện tử: plvn@moj.gov.vn



​​