Thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Công lý môi trường – tại sao không? (Bài II) 01/02/2010

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước đã cho thấy, muốn bảo vệ được môi trường thì công lý môi trường phải trở thành một nội dung ăn sâu và bám rễ trong tiềm thức của người dân, trở thành một đạo lý tự nhiên của xã hội, cộng đồng. Đẩy mạnh hiệu quả thực thi pháp luật môi trường là một trong những cách để đảm bảo công lý môi trường. Và, muốn vậy thì pháp luật bảo vệ môi trường phải thực sự sắc bén và hữu hiệu.

Thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Sự tụt hậu của chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam (Bài I) 01/02/2010

Thời gian qua, chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam (ESI) còn thua rất nhiều nước khác trong cùng khu vực châu Á. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và chỉ số xếp hạng quá thấp trên là những tồn tại, bất cập trong hoạt động thực thi pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ môi trường.

Thi hành Luật Công chứng: Nên “mở” chứng ngoài trụ sở 29/01/2010

Luật Công chứng năm 2006 quy định, trong một số trường hợp, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, quy định được các tổ chức áp dụng không hoàn toàn giống nhau. Thậm chí, đã có văn phòng công chứng kiến nghị nên cho phép mở rộng hơn việc công chứng ngoài trụ sở.

Dự Luật Thủ đô: Xử lý được những “cái riêng” của Hà Nội 29/01/2010

Tại cuộc họp Ban soạn thảo Luật Thủ đô (LTĐ) lần thứ 3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, LTĐ phải nhấn mạnh đến đặc điểm là đô thị “đầu não” của Hà Nội để xây dựng các qui định riêng cho TĐ. Bên cạnh đó, dù có cơ chế riêng, Hà Nội vẫn có những điểm giống với 62 tỉnh, TP khác trên cả nước nên LTĐ phải xử lý được những “cái riêng” vốn làm nên TĐ Hà Nội. LTĐ cũng nên có những qui định mang tính “định hướng” để chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong tương lai để tránh phải liên tục sửa luật.

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học 25/01/2010

Ngày 21/01/2010, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu Học viện Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Triển khai áp dụng Luật Thi hành án dân sự trong công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành án” do TS.Lê Thu Hà, Trưởng Khoa Đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác làm chủ nhiệm.

Bộ  trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Chỉ có lăn xả vào cuộc sống, Tư pháp mới hiểu mình phải làm gì” 25/01/2010

Những ngày cuối năm 2009, khắp các tỉnh, thành trên cả nước tưng bừng tổ chức Lễ Công bố quyết định thành lập Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự. Có một người đi lại như con thoi giữa 3 Miền để chứng kiến sự chuyển mình quan trọng này. Ai cũng hiểu, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của ông, lịch sử ngành Thi hành án dân sự đã bước sang trang mới.

Chế định ủy quyền trong tố tụng hình sự: Chưa được chú trọng 22/01/2010

Với sự phát triển của xã hội, ủy quyền không chỉ được áp dụng trong các giao dịch dân sự mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có tố tụng hình sự (TTHS). Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích chính thức về chế định ủy quyền trong TTHS. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng chế định ủy quyền trong TTHS vào thực tế chưa thống nhất, thậm chí chưa đúng.