Nghiên cứu trao đổi
Giới thiệu sơ lược về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015

(09/11/2015)

Thực hiện vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, theo quy định của Điều 62 Luật TTTP và Điều 6 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP và thực hiện yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Công văn số 2269/VPQH-TH ngày 18/9/2015 của Văn phòng Quốc hội phục vụ Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, Chính phủ báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015. Vụ Pháp luật quốc tế xin được lần lượt thông tin về những kết quả tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp với loạt bài như sau:Phần thứ nhất: Tình hình và kết quả hoạt động tương trợ tư pháp và hoàn thiện thể chế; Phần thứ hai: Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; Phần thứ ba: Thực hiện ủy thác tư pháp; Phần thứ tư: Nhận xét, đánh giá chung; Phần thứ năm: Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2016 và kiến nghị

Vài nét về Công ước La hay năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn tòa án

(21/10/2015)

Công ước La Hay về thỏa thuận lựa chọn tòa án là một trong số các công ước quan trọng của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cho phép các bên lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp thông qua Thỏa thuận của các bên. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài nét cơ bản về nội dung của Công ước này.

Giới thiệu sơ lược kết quả tổng kết 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp (phần 4)

(30/07/2015)

Thực hiện vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, theo quy định của Điều 62 Luật TTTP và Điều 6 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP, trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC) và 63 Tòa án nhân dân, 63 Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP (giai đoạn từ ngày 01/7/2008 đến ngày 30/6/2014) trong cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (chuyển giao NĐCHHPT). Vụ Pháp luật quốc tế xin được lần lượt thông tin về những kết quả tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp với loạt bài như sau:Phần thứ nhất: Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về tương trợ tư pháp sau khi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lựcPhần thứ hai: Công tác đàm phán, ký và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến tương trợ tư phápPhần thứ ba: Công tác thực hiện ủy thác tư pháp – 6 năm nhìn lạiPhần thứ tư: Công tác quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp

Giới thiệu sơ lược kết quả tổng 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp

(15/05/2015)

Thực hiện vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, theo quy định của Điều 62 Luật TTTP và Điều 6 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP, trong năm 2014, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC) và 63 Tòa án nhân dân, 63 Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật TTTP (giai đoạn từ ngày 01/7/2008 đến ngày 30/6/2014) trong cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (chuyển giao NĐCHHPT). Vụ Pháp luật quốc tế xin được lần lượt thông tin về những kết quả tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp với loạt bài như sau:
Phần thứ nhất: Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về tương trợ tư pháp sau khi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lực
Phần thứ hai: Công tác đàm phán, ký và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến tương trợ tư pháp
Phần thứ ba: Công tác thực hiện ủy thác tư pháp – 6 năm nhìn lại
Phần thứ tư: Công tác quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp

Khái quát về các quy định về thu hồi tài sản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

(01/12/2014)

Hiện Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến thu hồi tài sản, đồng thời là cơ quan đầu mối thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự theo khuôn khổ của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Thu hồi tài sản phạm tội nói chung rất phức tạp, mặc dù nó đã có được nền tảng quốc tế kể từ khi Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán trái phép ma túy và các chất hướng thần, Công ước về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Tuy nhiên, thu hồi tài sản do tham nhũng theo quy định tại Chương V của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn là vấn đề phức tạp hơn nhiều, vượt ra ngoài khuôn khổ các Công ước liên quan trước đó, xây dựng một nền tảng mới và bao gồm các quy định yêu cầu lập pháp, khó đòi hỏi cần có cơ sở pháp l‎ý quốc tế và trong nước đầy đủ, cơ chế hợp tác phối hợp giữa các quốc gia và giữa các cơ quan trong nội bộ mỗi quốc gia. Đối với nhiều quốc gia, việc thực thi các quy định về thu hồi tài sản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng có thể đưa đến những yêu cầu thay đổi trong luật pháp trong nước và tổ chức về thể chế để có thể thực hiện. Thu hồi tài sản tham nhũng theo khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng là một lĩnh vực phức tạp với hầu hết các quốc gia và đặc biệt là đối với Việt Nam. Bài viết xin giới thiệu khái quát về các yêu cầu cụ thể liên quan đến thu hồi tài sản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng với mong muốn góp phần tạo nhận thức đầy đủ về các yêu cầu của Công ước về thu hồi tài sản tham nhũng.

Sự cần thiết ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Séc

(31/10/2014)

Từ ngày 13 - 15/8/2014, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an tham gia đoàn công tác tại Cộng hòa Séc để trao đổi về Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Séc. Đoàn công tác liên ngành phía Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Trưởng đoàn. 

Một số thông tin liên quan đến các phạm nhân Việt Nam đang thi hành án phạt tù tại CH Séc và sự cần thiết ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Séc

(06/10/2014)

Từ ngày 13 - 15/8/2014, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an tham gia đoàn công tác tại Cộng hòa Séc để trao đổi ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Séc. Đoàn công tác liên ngành phía Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Trưởng đoàn.