Nghiên cứu trao đổi
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết yêu cầu dẫn độ theo quy định của luật tương trợ tư pháp

(01/04/2009)

Qua nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn việc thực hiện các yêu cầu dẫn độ của Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cần lựa chọn cơ quan phù hợp có thẩm quyền quyết định việc dẫn độ. Yêu cầu này cũng được đặt ra để xem xét và cân nhắc khi xây dựng Luật Tương trợ tư pháp và đa số các ý kiến đều cho rằng nên giao thẩm quyền này cho toà án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp hơn cả. Trên tinh thần đó, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã được thông qua với nội dung này.

Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

(15/01/2009)

Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế, có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Sau khi bản án, quyết định của nước ngoài đó đã được xem xét và công nhận tính hiệu lực, nó sẽ được đảm bảo cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục đặc biệt này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.