Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
NỘI DUNG BÁO CÁO QUỐC GIA LẦN THỨ TƯ THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ (CÔNG ƯỚC ICCPR)

(28/06/2023)

Tài liệu bao gồm: (1) Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước ICCPR lần thứ tư của Việt Nam và 05 Phụ lục (tiếng Anh) (2) Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước ICCPR lần thứ tư của Việt Nam và 05 Phụ lục (tiếng Việt)

Bộ Tư pháp lấy ý kiến đối với dự thảo Báo cáo ICCPR lần thứ 4 từ ngày 28/02-15/3/2023

(01/03/2023)

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) là điều ước quốc tế đa phương quan trọng với số lượng các quốc gia tham gia đông đảo (173 quốc gia). Nội dung Công ước quy định các quyền gắn liền với các cá nhân từ khi sinh ra đến hết cuộc đời (quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn cá nhân, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý xã hội…). Một số quyền trong Công ước ICCPR sau này được Liên hợp quốc phát triển thành những điều ước quốc tế riêng như quyền không bị tra tấn, quyền bình đẳng giới…. Việt Nam đã gia nhập Công ước ICCPR vào ngày 24/9/1982. Theo quy định tại Điều 40 của Công ước này, Việt Nam đã 03 lần thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo việc thực thi Công ước ICCPR vào các năm 1989, 2002 và năm 2019.

MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ (CÔNG ƯỚC ICCPR)

(24/06/2021)

Tài liệu bao gồm: (1) Công ước ICCPR (tiếng Anh + tiếng Việt tham khảo); (2) Bình luận chung (tiếng Anh + tiếng Việt tham khảo); (3) Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước ICCPR lần thứ ba của Việt Nam (tiếng Việt + tiếng Anh)

Rà soát khung pháp luật hiện hành để thực hiện khuyến nghị của UB Nhân quyền trong bối cảnh đại dịch COVID-19

(12/01/2021)

Trong khuôn khổ Chương trình "Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ngày 08/01/2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Báo cáo rà soát khung pháp luật hiện hành của Việt Nam để thực hiện khuyến nghị 6a của Ủy ban Nhân quyền trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng.

Hội thảo tham vấn Báo cáo nghiên cứu “Bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”

(09/01/2021)

Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, trong khuôn khổ Chương trình "Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE), được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ngày 07/01/2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Báo cáo nghiên cứu Bộ Tiêu chí để đánh giá việc thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Đà Nẵng.

MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

(28/07/2020)

1. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Ủy ban) gồm các chuyên gia độc lập giám sát việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của các quốc gia thành viên.