Trẻ em cung cấp cái nhìn sâu sắc và tiếng nói tại cuộc họp CRC ở Samoa
Đối với trẻ em ở các quần đảo Thái Bình Dương, tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và văn hóa của chúng. Yasminna, một nhà hoạt động môi trường trẻ cho biết, mực nước biển dâng cao đang đe dọa nhà cửa, mùa màng và thậm chí cả văn hóa.
“Nước biển dâng cao đã tác động đến các quần đảo của chúng tôi” – Yasminna từ Samoa thuộc châu Mỹ nói. “Ở Đảo Kiribati, một trong những đảo thấp nhất, đã không chỉ bị tác động nhìn thấy được mà cả nền văn hóa cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Ước tính là một trong 7 địa điểm ở Kiribati sẽ phải tái thiết lại do sự tác động của biến đổi môi trường. Sự thật của vấn đề là ở chỗ khí hậu luôn luôn thay đổi, nhưng con người chúng ta đang khiến nó thay đổi nhanh hơn những gì chúng ta có thể xử lý.
Yasminna một trong 90 người hoạt động nhân quyền trẻ đã tham dự và phát biểu trước Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc trong Phiên họp gần đây tại Samoa. Phiên họp diễn ra vào đầu tháng 3 là lần đầu tiên Ủy ban tổ chức bên ngoài Geneva, và là cơ hội cho các quan chức chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội và trẻ em thảo luận về tình hình quyền trẻ em tại Thái Bình Dương.
"Phiên họp đã cho Ủy ban một cơ hội to lớn để có được sự đánh giá sâu sắc hơn về bối cảnh khu vực của các quốc đảo Thái Bình Dương," thành viên Ủy ban Ann Skelton nói.
Ủy ban xem xét tiến bộ của các quốc gia trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em. Cuộc họp tại Samoa đã xem xét tình hình về quyền trẻ em ở Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia và Tuvalu.
Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nằm cách xa Geneva, nơi mà Ủy ban Công ước thường họp. Kể từ năm 2016, sáu trong bảy lần đánh giá các quốc gia trong khu vực đã được thực hiện thông qua kết nối video, với sự tham gia hạn chế của các tổ chức xã hội và không có sự tham gia của trẻ em.
Đối với Princess, 13 tuổi, người hỗ trợ trẻ em cho một trong các cuộc họp của Ủy ban với trẻ em cho rằng thật tốt cho trẻ em cuối cùng cũng có cơ hội để tiếng nói của chúng được lắng nghe.
"Thông thường các hội nghị có tính chất này được thiết kế cho người lớn", cô nói. "Chúng tôi rất vui khi có cơ hội này để nói chuyện cởi mở, trở thành diễn giả chính của nhiều sự kiện và thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến chúng tôi nhiều nhất. Thật tuyệt vời."
Với 196 quốc gia thành viên, Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một trong những công ước toàn cầu được chấp nhận rộng rãi nhất. Chủ tịch Ủy ban Công ước Luis Pedernera cho biết ông hy vọng Phiên họp ở Samoa không chỉ tăng cường ảnh hưởng của Công ước ở Thái Bình Dương mà còn truyền cảm hứng cho trẻ em tiếp tục bảo vệ các quyền trong khu vực.
"Đối với trẻ em, chúng tôi hy vọng rằng bây giờ chúng hiểu được Ủy ban đánh giá cao những đóng góp của chúng như thế nào và quan điểm của chúng là một phần có giá trị và cần thiết trong công việc của chúng tôi", ông nói. "Tôi hy vọng đây chỉ là khởi đầu cho sự tham gia mạnh mẽ và có ý nghĩa của trẻ em trong khu vực vào công việc của chúng tôi".
Hồng Hải, Vụ PLQT.