Vài nét về Công ước La hay năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn tòa án

Vài nét về Công ước La hay năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn tòa án

Công ước La Hay về thỏa thuận lựa chọn tòa án là một trong số các công ước quan trọng của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cho phép các bên lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp thông qua Thỏa thuận của các bên. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài nét cơ bản về nội dung của Công ước này.
 

Công ước La Hay năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn tòa án ra đời với mục đích nhằm tăng cường hỗ trợ thương mại và đầu tư thông qua hợp tác giữa các cơ quan tư pháp. Việc hợp tác giữa các cơ quan tư pháp sẽ được thực hiện thông qua quy tắc chung về quyền tài phán và công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại.[1] Thông qua việc tăng cường hợp tác này sẽ thiết lập một cơ chế luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo hiệu lực đối với thỏa thuận của các bên trong các giao dịch thương mại thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của tòa án trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Công ước hiện có 31 quốc gia tham gia nhưng hiện mới có hiệu lực đối với 29 quốc gia tham gia (Hoa Kỳ ký tham gia Công ước năm 2009 và Singapore ký tham gia Công ước năm 2015, cả 2 quốc gia này đều chưa phê chuẩn Công ước) – Xem bảng thành viên Công ước kèm theo. Công ước được mở cho tất cả các quốc gia ký, gia nhập (Điều 27).

Công ước bao gồm phần mở đầu, 4 chương với 34 điều. Chương I (từ Điều 1 đến Điều 4) quy định về phạm vi áp dụng và định nghĩa. Chương II (từ Điều 5 đến Điều 7) quy định về quyền tài phán. Chương III (từ Điều 8 đến Điều 15) quy định về Công nhận và cho thi hành. Chương IV (từ Điều 16 đến Điều 26) quy định về điều khoản chung. Chương V (từ Điều 27 đến Điều 34) quy định về điều khoản cuối cùng.

Phạm vi áp dụng của Công ước (Điều 1), Công ước áp dụng đối với các loại vụ việc sau:

- Công ước áp dụng đối với các vụ việc dân sự và thương mại quốc tế khi có thỏa thuận lựa chọn tòa án.

- Theo quy định tại Chương II Công ước không áp dụng trong trường hợp các bên cư trú tại cùng một quốc gia và mối quan hệ giữa các bên và các yếu tố liên quan đến tranh chấp và những vẫn đề liên quan phát sinh tại quốc gia nơi tòa án được chọn.

- Theo quy định tại Chương III Công ước thì vụ việc được coi là tranh chấp quốc tế khi xác định được nơi công nhận và cho thi hành bản án của tòa án.

Công ước không áp dụng (Điều 2) Công ước sẽ không áp dụng đối với lựa chọn thỏa thuận lựa chọn tòa án trong các trường hợp: i) Một bên tham gia là cá nhân thực hiện các giao dịch chủ yếu vì bản thân, gia đình hay những công việc gia đình; ii) Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê mớn lao động bao gồm cả thỏa ước tập thể.

Bên cạnh đó, Công ước cũng loại trừ không áp dụng đối với một số vấn đề khác, cụ thể như: tình trạng và năng lực pháp luật của cá nhân; nghĩa vụ bảo hành, bảo trì; các vấn đề liên quan đến luật hôn nhân và gia đình, bao gồm các tài sản thuộc về hôn nhân và cac quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hôn nhân và các quan hệ tương tự; di chúc và thừa kế; phá sản và các vấn đề liên quan; vận tải hành khách và hàng hóa; ô nhiễm biển, giới hạn trách nhiệm trong hàng hải…

Về thẩm quyền tài phán của tòa án được chọn, Điều 5 Công ước quy định, Tòa án hoặc các tòa án quốc gia thành viên được lựa chọn theo thỏa thuận của các bên sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với vụ việc trừ khi thỏa thuận đó bị coi là vô hiệu theo pháp luật của quốc gia đó. Tòa án được xác định có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận của các bên không được từ chối giải quyết vụ việc với lý do tranh chấp đã được xem xét bởi tòa án của quốc gia khác…

Trình tự, thủ tục tham gia Công ước (Điều 27): Văn bản phê chuẩn, chấp thuận, xác thực hoặc gia nhập Công ước phải được gửi cho Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan.

Danh sách quốc gia thành viên của Hội nghị La Hay tham gia Công ước

Cập nhật mới nhất: 19/6/2015
Số quốc gia thành viên: 29

Quốc gia thành viên/vùng lãnh thổ

S1

R/A/Ap/Su 2

Type 3

EIF 4

Ext 5

Auth 6

Res/D/N 7

Austria

Ap*

1-X-2015

D

Belgium

Ap*

1-X-2015

D

Bulgaria

Ap*

1-X-2015

D

Croatia

Ap*

1-X-2015

D

Cyprus

Ap*

1-X-2015

D

Czech Republic

Ap*

1-X-2015

D

Estonia

Ap*

1-X-2015

D

European Union

1-IV-2009

11-VI-2015

Ap

1-X-2015

D,N

Finland

Ap*

1-X-2015

D

France

Ap*

1-X-2015

D

Germany

Ap*

1-X-2015

D

Greece

Ap*

1-X-2015

D

Hungary

Ap*

1-X-2015

D

Ireland

Ap*

1-X-2015

D

Italy

Ap*

1-X-2015

D

Latvia

Ap*

1-X-2015

D

Lithuania

Ap*

1-X-2015

D

Luxembourg

Ap*

1-X-2015

D

Malta

Ap*

1-X-2015

D

Mexico

26-IX-2007

A

1-X-2015

Netherlands

Ap*

1-X-2015

D

Poland

Ap*

1-X-2015

D

Portugal

Ap*

1-X-2015

D

Romania

Ap*

1-X-2015

D

Singapore

25-III-2015

Slovakia

Ap*

1-X-2015

D

Slovenia

Ap*

1-X-2015

D

Spain

Ap*

1-X-2015

D

Sweden

Ap*

1-X-2015

D

United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland

Ap*

1-X-2015

D

United States of America

19-I-2009

Thành viên Công ước không phải là thành viên Hội nghị La Hay: 0

1) S = Ký
2) R/A/Ap/Su = Phê chuẩn, gia nhập, chấp thuận bởi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hoặc Kế thừa
3) Loại = R: Phê chuẩn;

A: Gia nhập;
A*: Phê chuẩn được đưa ra theo thủ tục chấp thuận;
Ap: Chấp thuận bởi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ;
Ap*: Hiệu lực đối với quốc gia/vùng lãnh thổ thông qua việc chấp thuận;
C: Tiếp tục;
Su: Kế thừa;
Den: Tuyên bố bãi ước;

4) EIF = Có hiệu lực
5) Ext = Mở rộng phạm vi áp dụng
6) Auth = Cơ quan có thẩm quyền
7) Res/D/N = Bảo lưu, tuyên bố, hoặc thông báo



[1] Khái niệm Bản án – judgment theo quy định tại Điều 4 Công ước bao gồm bất kỳ quyết định nào được tòa án đưa ra dù được gọi bằng tên gọi bất kỳ và xác định giá và chi phí.