Thực hiện Quyết định số 2078/QĐ-BTP ngày 11/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Kế hoạch khảo sát phục vụ việc xây dựng Khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu), trong hai ngày 25 và 26/10, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã tổ chức khảo sát tại tỉnh Bình Thuận về các nội dung liên quan đến việc xây dựng Khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu.
Ngày 25/8/2016, báo Tiền phong có bài: “26 tỉ trong tài khoản VPBank biến mất: Khách hàng tố ngân hàng đùn đẩy”. Theo bài báo, bà Trần Thị Thanh Xuân (giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Quang Huân) - khách hàng của VPBank và là nạn nhân trong vụ mất tiền này - khẳng định có sự câu kết của nhân viên VPBank với nhân viên Công ty Quang Huân nhưng ngân hàng (NH) cố tình đùn đẩy trách nhiệm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì “Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Như vậy, văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết. Tuy nhiên, trên thực tế sau gần sáu năm thi hành, có nhiều điểm bất cập từ quy định này, thực tế nhiều văn bản quy định chi tiết ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong vấn đề thi hành pháp luật. Đơn cử từ một ví dụ về luật Khoáng sản năm 2010 để có cái nhìn đầy đủ hơn về khoảng trống này của pháp luật.