QH chọn con đường "vất vả"
24/11/2005
Chính phủ sẽ vất vả, các Bộ vất vả, các cơ quan của QH vất vả và QH vất vả. Tại sao phải chọn con đường vất vả? Vì cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao với các nhà làm luật. "Dự án luật chưa chuẩn bị kỹ thì chưa thông qua", "Nợ" ban hành văn bản hướng dẫn luật: Lỗi tại ai? Sau tất cả những ý kiến bức xúc của các đại biểu QH, Chủ tịch QH Nguyễn Văn An đã đứng lên phát biểu quan điểm và lập trường của QH đối với nhiệm vụ xây dựng pháp luật.
Cần tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc
24/11/2005
Tỷ lệ đồng bào dân tộc ở Bắc Kạn chiếm trên 80% dân số (bao gồm các dân tộc anh em như Tày, Dao, Mông, Sán Chay, Nùng...) nên khi triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đều gặp một khó khăn chung là bất đồng ngôn ngữ. Hình thức tuyên truyền pháp luật trực tiếp và giúp đỡ giải đáp kịp thời những vướng mắc của người dân hiện nay là trợ giúp pháp lý lưu động ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã không tránh khỏi khó khăn nêu trên. ở các huyện nhất là Ba Bể và Pác Nặm, khi tiến hành trợ giúp pháp lý hoặc tuyên truyền pháp luật, cán bộ xã phải ngồi cạnh dịch ra tiếng dân tộc Tày, Dao, Mông...
"Nợ" ban hành văn bản hướng dẫn luật: Lỗi tại ai?
23/11/2005
Trước sự khiển trách của QH về việc Chính phủ chậm ban hành văn bản hướng dẫn luật, Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu giải thích: ''Luật, pháp lệnh của Quốc hội, UBTVQH ban hành có nhiều quy định mang tính chất nguyên tắc, ''luật khung'', chưa cụ thể...".
Đăng ký hộ tịch – những điều cần lưu ý
22/11/2005
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết, bao gồm: Khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giao nhận con nuôi... là căn cứ pháp lý đầu tiên để phát sinh các quan hệ nhân thân khác.
Hội nghị tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
15/11/2005
Từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 11 năm 2005, tại Quảng Bình, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho 120 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên thuộc các Sở Tư pháp khu vực Trung Bộ và Nam Bộ, đại diện các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình.
Nhiều đại biểu quốc hội thống nhất: Bộ tư pháp “quản” thi hành án hình sự, dân sự và hành chính
15/11/2005
Đến chiều ngày 9/11, sau hơn một ngày thảo luận, mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội tán thành với sự cần thiết phải ban hành Bộ luật Thi hành án, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh các nội dung lớn của Dự án Bộ luật. Đặc biệt, vấn đề thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án (THA), cảnh sát tư pháp... thu hút được sự quan tâm thảo luận của nhiều đại biểu. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu cũng bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề này.
Còn nhận thức khác nhau về thi hành án
11/11/2005
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu đã nhấn mạnh trước khi bước vào thảo luận: "Đây là một bộ luật lớn và rất khó. Lần đầu tiên chúng ta pháp điển hoá để đưa vào một bộ luật toàn bộ vấn đề thi hành án hình sự, dân sự, bao gồm cả kinh tế và hành chính".
Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án
11/11/2005
Sáng 9-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo Bộ luật Thi hành án. Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết về một số nội dung của Dự thảo Bộ luật.