Hạn chế tình trạng bất bình đẳng trong lao động: Những nỗ lực pháp lý
21/10/2008
Năm 1997, Việt Nam đã gia nhập Công ước 100 và 111. Đây là 2 trong số 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Để hỗ trợ việc thực hiện Công ước, từ đó đến nay hệ thống pháp luật quốc gia đã nhiều sự thay đổi đáng kể, ghi nhận một nỗ lực pháp lý trong hành trình trả lại sự công bằng cho nữ giới..
Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN cam kết tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp
20/10/2008
Sáng nay 20/8, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN lần thứ 7 (ALAWMM 7) đã long trọng khai mạc tại Banda Seri Begawan, thủ đô Vương quốc Hồi giáo Brunei Darussalam với sự tham dự của Phó Tổng Thư ký ASEAN và Trưởng đoàn đại biểu mười nước ASEAN là các Bộ trưởng Tư pháp, Tổng công tố, Bộ trưởng pháp luật. Ðoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường dẫn đầu tham dự Hội nghị. Thái tử Brunei Darussalam, Bộ trưởng cao cấp, Văn phòng Thủ tướng - Ngài Haji Al – Muhtadee Billah ibni đã đến dự và phát biểu khai mạc Hộị nghị.
Phòng chống bạo lực gia đình: trách nhiệm không của riêng ai!
20/10/2008
Ứơc tính của Quỹ Hỗ trợ phát triển phụ nữ (UNIFEM), trên thế giới, 1/3 phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị đánh, lạm dụng tình dục hoặc những hình thức lạm dụng khác trong cuộc đời. Đây là sự vi phạm nhân quyền nhưng phần lớn các nạn nhân không dám tố cáo thủ phạm vì lo ngại những hành vi bạo lực có thể tiếp diễn sau đó. Bà Huỳnh Thị Nhân - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH - nhấn mạnh, bạo lực gia đình (BLGĐ) không còn là vấn đề của “riêng” mỗi gia đình hay quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn cầu. BLGĐ làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ và tâm lý của người bị bạo lực, cả nam và nữ. Chính vì vậy, vấn đề phòng chống BLGĐ đang được cộng đồng quốc tế và khu vực quan tâm mạnh mẽ.
Cần có chế tài xử lý vấn đề mượn giấy khai sinh
19/10/2008
Khai sinh là một trong các giấy tờ cần thiết thông dụng của người dân khi tham gia vào các giao dịch dân sự, quan hệ xã hội, quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là loại giấy tờ có nội dung đầy đủ nhất thông tin của một cá nhân và được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân từ khi sinh ra. Các giấy tờ tuỳ thân khác như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ, văn bằng, chứng chỉ… đều phải tuân thủ các nội dung trong giấy khai sinh nếu có nội dung liên quan.
Triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW tại các cơ quan tư pháp địa phương: Tính sáng tạo chưa cao
17/10/2008
Trên cơ sở NQ49, Kế hoạch số 256/BC-BCSĐ/BTP ngày 25/12/2005 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Thành uỷ, phần lớn các Sở Tư pháp đã quán triệt, tuyên truyền khá sâu rộng về NQ49 cũng như tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện NQ49. Song, trong thời gian tới, các địa phương cần phải phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của mình.