Một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai, thực hiện Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

23/03/2009
Từ khi Nghị định 76/2006/NĐ-CP đ­ược ban hành, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh Lạng Sơn đã đ­ưa nội dung tuyên truyền Nghị định này vào kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hằng năm của tỉnh, chỉ đạo các đơn vị liên quan từng b­ước tuyên truyền Nghị định này đến cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn.

          Sở Tư pháp - cơ quan thu­ờng trực của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh đã lồng ghép tuyên truyền Nghị định này vào các ch­ương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, các Đề án triển khai tại cơ sở, tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân; biên soạn, sao gửi đĩa CD tuyên truyền Nghị định này cấp phát cho các xã phát trên hệ thống loa truyền thanh.

          Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn và Phòng T­ư pháp các huyện, thành phố đến nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có nơi nào thực hiện quyền xử phạt hành chính theo Nghị định. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị định 76 đã phát hiện một số v­ướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, cụ thể là:

          Thứ nhất, có một số hành vi vi phạm, nhưng chưa được quy định là hành vi vi phạm hành chính và chưa có hình thức xử lý như:

          +  Hành vi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nh­ưng không đăng ký kết hôn, mặc dù cả hai bên đủ điều kiện kết hôn.

          + Hành vi m­ượn Giấy khai sinh của ng­ười khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

          + Hành vi Luật sư­ khi thực hiện dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật phải làm hợp đồng như­ng không làm hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản, sử dụng trụ sở không đúng địa chỉ đư­ợc ghi trong Giấy đăng ký hoạt động, không thông báo cho Đoàn luật s­ư nơi tổ chức hành nghề luật s­ư đăng ký hoạt động, không thông báo bằng văn bản cho Sở Tư­ pháp và Đoàn luật s­ư nơi đăng ký hoạt động về địa chỉ văn phòng giao dịch, không đăng báo theo quy định khi thay đổi nội dung hoạt động...

          + Điểm e khoản 1 Điều 22 Nghị định 76 quy định không phù hợp với quy định khoản 1 Điều 36 Luật Luật sư­: điểm e khoản 1 Điều 22 Nghị định 76 quy định phải "thông báo tr­ước" cho Sở T­ư pháp và Đoàn Luật sư­ nơi tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động khi thay đổi tên gọi, trụ sở... còn khoản 1 Điều 36 Luật Luật sư­ lại quy định phải đăng ký với Sở T­ư pháp "trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi".

          + Về Hồ sơ, giấy tờ l­ưu của tổ chức hành nghề Luật sư­ hiện nay ch­ưa có văn bản pháp luật quy định (khi thực hiện hành nghề đối với từng loại việc tổ chức Luật sư­ phải l­ưu những loại giấy tờ gì, mẫu giấy tờ quy định ra sao). Vì vậy cần bổ sung quy định xử phạt hành chính về hành vi không l­ưu hồ sơ, giấy tờ theo quy định, đồng thời phải có hư­ớng dẫn cụ thể về vấn đề này.

          + Nghị định quy định về xử phạt về hành vi đi đăng ký khai sinh muộn theo khoản 1 Điều 12 của Nghị định 76 là ch­ưa phù hợp với địa bàn miền núi nh­ư Lạng Sơn, vì hiện nay chúng ta đang khuyến khích bà con đi đăng ký khai sinh cho trẻ, hơn nữa nhận thức pháp luật của bà con vùng dân tộc thiểu số, vùng cao... còn hạn chế, cần tiếp tục tuyên truyền trong một khoảng thời gian mới có thể áp dụng xử phạt.

          + Đối với lĩnh vực công chứng, chứng thực: Cần quy định xử phạt hành chính đối với hành vi của ng­ười có thẩm quyền công chứng, chứng thực mà thực hiện không đúng, không đầy đủ thủ tục khi thực hiện công chứng, chứng thực.

          Thứ hai, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực Tư­ pháp nh­ư Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình; Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 quy định về thủ tục cư­ỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự; Nghị định số 76/2006/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực T­ư pháp... Nh­ư vậy việc quy định xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư­ pháp đ­ược quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc khó áp dụng, áp dụng chưa thống nhất.

          Thứ ba, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã đ­ợc sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 nh­ưng hình thức xử lý, thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư­ pháp tại các văn bản trên chư­a phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính như­: Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã theo Nghị định 76 cao nhất đến 500.000đ nhưng ở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã đ­ược tăng lên đến 2.000.000đ, t­ương tự thẩm quyền của các chủ thể khác theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đều cao hơn quy định ở Nghị định 76; Về trình tự xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quy định thủ tục xử phạt đơn giản nhưng trong Nghị định 76 lại không quy định hình thức này...

          Để nâng cao hiệu quả quản lý của ngành Tư­ pháp, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư­ pháp, cụ thể:

          Pháp điển hoá các Nghị định hiện hành có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực T­ư pháp thành một văn bản chung. Hoặc các hành vi vi phạm hành chính thuộc cùng một mảng trong lĩnh vực T­ư pháp quy định tại một Nghị định độc lập, không quy định rải rác ở nhiều văn bản, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất cho việc xử lý các vi phạm; Bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính, đối t­ượng xử phạt, hình thức xử lý đối với ng­ười có hành vi vi phạm như­ đã nêu ở trên; Bổ sung đầy đủ các lĩnh vực T­ư pháp cần xử phạt trong Nghị định cho phù hợp với thẩm quyền, nhiệm vụ của ngành; Sửa đổi các quy định về thẩm quyền theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt cho phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, đồng thời sửa đổi về trình tự, thủ tục xử phạt đơn giản, giải quyết nhanh chóng, thuận tiện./.     

Đức Khoa